Định hướng nghề nghiệp ngành Quản lý Nhà hàng - Khách sạn

September 06, 2019

EasyUni Staff

Để nhấn mạnh hơn về vấn đề cân nhắc, theo số liệu của Cục Thống kê Lao động, ngành công nghiệp khách sạn được dự đoán sẽ phát triển hơn 17,7% từ năm 2010 đến năm 2014, bổ sung thêm hơn 2,2 triệu việc làm mới. Ngành công nghiệp này công nhận nỗ lực của những con người làm việc chăm chỉ, và là một lựa chọn hoàn hảo cho những người có khả năng không ngại học hỏi và trau dồi kiến thức. cho dù họ đã được đào tạo bài bản hay đã rèn luyện kỹ năng của họ trong một thời gian nhất định. Đây là lý do tại sao nó là một sự kết hợp thành công của giáo dục lý thuyết và kinh nghiệm thực tế nơi sản sinh ra những nhân viên khách sạn tuyệt vời nhất và thành công nhất.

Sự nghiệp của một sinh viên ngành quản lý Nhà hàng - Khách sạn

Ngành công nghiệp khách sạn tạo ra những công việc năng động, linh hoạt và sôi động. Có nhiều cơ hội để bắt đầu từ những bài học cơ bản để phát triển kĩ năng lên đến quản lí. Bạn chỉ cần đặt ra mục tiêu cho mình và đúc kết kinh nghiệp, với chương trình đào tạo phù hợp và làm việc chăm chỉ, con đường sự nghiệp của bạn sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Nhiều người làm việc trong ngành này có thể chuyển sang các lĩnh vực khác, tiến tới một vị trí tương tự thuộc ngành dịch vụ. Ví dụ, một người quản lý có thể chuyển từ làm việc trong một câu lạc bộ đến quản lý một vị trí trong nhà hàng. Hoặc họ có thể chuyển sang một công việc khác trong cùng một doanh nghiệp, ví dụ như trở thành một nhà quản lí khách sạn.

Cấp độ trung và cao cấp trong quản lý khách thường đòi hỏi một chương trình đào t nhất định hoặc phải có bằng cử nhân đại .học Ví dụ như  các ứng cử viên cho chức vụ quản lý khách sạn hay vị trí điều hành cần một văn bằng về quản lý khách sạn hoặc về quản lý. Vị trí quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi phải có bằng cử nhân trong kinh doanh hoặc quản lí nhân lực. Một số các bằng cấp được chấp nhận khác cho vị trí quản lý là quản lí du lịch, nghệ thuật ẩm thực, marketing, quan hệ công chúng, và tất nhiên, quản lý khách sạn.

Ngoài khả năng tạo ra nhiều cơ hội việc làm, một công việc trong ngành khách sạn không chỉ đảm bảo nguồn thu nhập mà còn là một cơ hội tốt để làm việc trong một môi trường năng động. Đây là một trong số những công việc hàng đầu trong ngành quản lý khách sạn..

>> Du học ngành Nhà hàng - khách sạn tại Úc.

>> Các trường đào tạo ngành Nhà hàng - khách sạn tại Singapore. 

  • Tổng Giám đốc khách sạn

Trách nhiệm của một người tổng giám đốc là chi đạo và định hướng tất cả các hoạt động tài chính, quản lý của công ty, tạo ra tiêu chuẩn cho việc quản lý nhân sự, chất lượng công việc, dịch vụ khách hàng, giá phòng, quảng cáo, hay lựa chọn thực phẩm,

Vị trí này yêu cầu một bằng cử nhân về quản trị kinh doanh, và một số kinh nghiệm nhất định về kế toán, quản trị khách sạn, kinh tế, marketing, quản trị, quản lý dịch vụ ăn uống, khách sạn, bảo trì và kỹ thuật, cũng như kiến thức về máy tính và các phần mềm máy tính liên quan đến quản lý khách sạn.

Những ký năng quản lý cần thiết bao gồm dịch vụ khách hàng, kỹ năng giao tiếp, quản lý, lãnh đạo và các kỹ năng nghe, tổ chức, và giải quyết vấn đề.

  • Quản lý văn phòng lễ tân

Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách, chào hỏi khách khi cần thiết. Họ cũng là người quyết định thuê, đào tạo, lập lịch trình cho các nhân viên văn phòng. Các nhiệm vụ khác có thể bao gồm việc giám sát đặt phòng, giao phòng, thanh toán chi phí và quản lý tài khoản. Người quản lí văn phòng lễ tân cũng là người giải quyết những thắc mắc của khách hàng và đảm bảo các nhân viên đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của khách.

Chương trình đào tạo về quản lý khách sạn bao gồm khoá học về kế toán, marketing, dịch vụ dọn phòng, kinh tế, quản lý khách sạn và bảo trì. Một số khách sạn còn tạo cơ hội thực tập cho các khóa học có nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất dành riêng cho một lĩnh vực ví dụ như phần mềm quản lí dữ liệu đặt phòng.

Những người đạt dược vị trí quản lí lễ tân thường là những người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Quản lí khách sạn hoặc cấp trên có thể chọn quản lý từ một trong các nhân viên của mình, những người đã chứng tỏ khả năng quản lý tuyệt vời cuả mình sau một thời gian gắn bó với công việc. Kinh nghiệm làm việc với khách hang trong khách sạn sẽ giúp trau dồi kỹ năng phục vụ khách hang, giao tiếp, tổ chức, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề của một người quản lí.

  • Quản lí thực phẩm

Chịu trách nhiệm về hoạt động tổng thể của nhà hàng, quán bar và phòng chờ, các nhà quản lý thực phẩm có trách nhiệm thuê nhân viên, quản lí quả trình mua bán thực phẩm và đảm bảo tất cả các nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp trong việc chuẩn bị đồ ăn, kỹ thuật phục vụ, đảm bảo an toàn nhà bếp và đạt tiêu chuẩn về sức khoẻ.

Một trong những điều kiện cần thiết cho công việc là có bằng cử nhân về quản lí thực phẩm hay một trong các ngành tương tự. Các kỹ năng cần thiết đối với một người quản lí thực phẩm không chỉ đơn giản là khả năng quản lí thực phẩm mà còn về giá cả, lịch trình công việc và một loạt các kỹ năng khách. Một trong những ký năng đặc biệt quan trọng là kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh như mâu thuẫn giữa các nhân viên; họ cũng cần có một sức chịu đựng nhất định bởi vì công việc này có thể phải hoạt động cả ngày dài trong môi trường nhà bếp nóng bức. Kỹ năng giao tiếp cũng cần thiết trong việc phục vụ khách hàng và giao tiếp với đồng nghiệp.

  • Trưởng phòng kinh doanh khách sạn

Chịu trách nhiệm giúp tăng số lượng khách hàng cũng như các cơ hội kinh doanh lớn cho khách sạn. Họ có thể làm việc với các nhà quản lý cấp cao về doanh số bán hàng hoặc chủ sở hữu khách sạn để có kế hoạch marketing , thiết lập mục tiêu kinh doanh và đào tạo nhân viên.

Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ thuộc các ngành có liên quan đến kinh doanh. Có bằng cử nhân thuộc về toán kinh tế như kế toán, thông kê, hay tài chính là một lợi thế cho các ứng viên mong muốn công việc này. Kỹ năng lãnh đạo, một kỷ lục doanh số bán hàng ấn tượng, cung với kinh nghiệm dày dạn trong quản lý bán hàng là chìa khoá dẫn đến thành công của một người quản lí khách sạn. Đây là một công việc khá căng thăgnr bởi đôi khi họ phải làm việc hơn bốn mươi tiếng một tuần. Đi lại nhiều và tạo lập mối quan hệ rộng rãi là việc rất cần thiết của một người quản lí kinh doanh. Việc chuyển đổi môi trường làm việc thường xuyên cũng là một diều phổ biến đối với công việc này vì vậy ứng viên cho công việc này cần có khả năng thích ứng cao và chuẩn bị sẵn sàng cho việc di chuyển nếu cần thiết.

  • Quản lí bếp

Chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh thuộc lĩnh vực ẩm thực, bao gồm cả việc chuẩn bị thực đơn, mua thực phẩm, chi phí, quy trình chế biến đồ ăn và lên lịch làm việc.

Chương trình đào tạo cử nhân nghệ thuật ẩm thực kết hợp nghiên cứu học tập và thực hành trong nhà bếp phục vụ ăn uống với cơ sở vật chất hiện đại. Học sinh được giảng dạy bởi các đầu bếp chuyên nghiệp và được đào tạo ở tất cả các khía cạnh của nghệ thuật ẩm thực, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và chế biến món ăn.

Công việc này đòi hỏi một người phải có khả năng lãnh đạo nhân viên nhà bếp, cũng như các kỹ năng tổ chức, ví dụ như nhà bếp cần phải được sắp xếp một logic và luôn có kế hoạch dự phòng cho bất kì trường hợp nào. Sáng tạo là một kỹ năng cần thiết trong việc phát triển và thiết kế một nhà hàng độc đáo và ấn tượng, từ thực đơn đến công thức chế biến đều phải được chuẩn bị thật kỹ. Hầu hết người quản lí bếp phải là người có tối thiểu bảy đến tám năm kinh nghiêm và có khả năng quản lí giá cả thực phẩm và thực phẩm tồn kho, là người dẫn đầu, chỉ dạy cho nhân viên luyện tập kỹ năng quản lí thực phẩm và kỹ năng nấu nướng. Hầu hết các quản lí bếp đều có bằng cử nhân tại một học viện ẩm thực.

>> Học Quản lý khách sạn tại Ireland có khó không?

>> Danh sách trường đào tạo Quản lý khách sạn tại Malaysia

  • Tổng Giám đốc sòng bạc Casino

Đảm bảo hoạt động của song bạc trong khách sạn diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này, nhiệm vụ chính của bạn sẽ là đảm bảo sòng bạc và tất cả nhân viên của mình tuân theo đúng luật pháp của chính phủ và đảm bảo song bạc của bạn kiếm được lợi nhuận. Bạn cũng cần chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo, sa thải và giám sát các hoạt động của nhân viên quản trị và các nhân viên nói chung. Bạn cũng có trách nhiệm trong việc thiết kế lịch làm việc cho nhân viên. Vì thế bằng cử nhân về quản lí, đặc biệt là những ngành tập trung vào phát triển trò chơi hay quản lí khách sạn là rất cần thiết đối với công việc này

  • Giám đốc quản lí thực phẩm

Phối hợp và giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến bảo quản thực phẩm. Một giám đốc quản lí thực phẩm phải chịu trách nhiệm trong việc nhận, lưu trữ, xử lí thực phẩm cũng như các nhà cung cấp thực phẩm. Để phù hợp với vị trí quán đốc quản lí thực phẩm, một người cần có ít nhất một bằng cử nhân về quản lí khách sạn và cũng cần có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành khách sạn.

Một giám đốc quản lí thực phẩm của khách sạn cần phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng cá nhân. Là một người lãnh đạo, giám đốc quản lí thực phẩm cần có khả năng xử lí tình huống nhạy bén cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong môi trường làm việc một cách nhanh chóng. Công việc này cũng yêu cầu một kỹ năng tổ chức xuất sắc và một nền tảng kiến thức toàn diện về các hoạt động dịch vụ ăn uống tại khách sạn.

  • Giám đốc quản lý dọn phòng

Giám sát các hoạt động của nhân viên dọn phòng, nhân viên phục vụ và nhân viên dọn dẹp để đảm bảo cơ sở vật chất của khách sạn luôn sạch sẽ và tiện nghi. Một số giám đốc quản lí khách sạn được đào tạo bởi các trung tâm dịch vụ dọn phòng hoặc họ là người sở hữu công ty dọn phòng riêng. Nhiệm vụ của một giám đốc quản lí bao gồm tuyển dụng, phân chia công việc, kiểm tra công việc, mua dụng cụ dọn phòng, xem xét và xử lí các vấn đề phát sinh và tiến hành đào tạo nhân viên.

Công việc này đòi hỏi ít nhất bốn năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lí dọn phòng và ít nhất hai năm trong lĩnh vực giám sát, kiểm tra. Một người quản lí cũng cần có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng, thay đổi và định hướng mục tiêu nhanh chóng,cũng như có nền tảng cơ bản về hệ thống quản lý phòng nghỉ.

  • Những lựa chọn công việc khác cho sinh viên mới tốt nghiệp đại học 

Lựa chọn ngành học cho mình cũng như việc hoàn thành một khoá học cử nhân là một việc không hề dễ đối với mỗi sinh viên, đặc biệt là trong ngành công nghiệp khách sạn, nơi yêu cầu sự chăm chỉ và lòng nhiệt huyết của mỗi người. Ngành công nghiệp khách sạn là ngành công nghiệp vận dụng tất cả những kiến thức học tập xuyên suốt khoá học và kinh nghiệm của mỗi sinh viên. Thường một khoá học về quản lí khách sạn bao gồm một năm thực tập tại một khách sạn vì thế đây là một cơ hội rất tốt cho sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực hành và đúc kết kinh nghiệm. Với kinh nghiệm hữu ích này, sinh viên có thể nhận được một công việc tốt ngay sau khi tốt nghiệp.

Ngành công nghiệp khách sạn tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất có thể. Sinh viên chuyên ngành quản lý khách sạn có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp thuộc về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mặc dù bằng cử nhân quản lí khách sạn cung cấp cho sinh viên một nền tảng về quản lí khách sạn nhưng sinh viên cũng có nhiều cơ hội việc làm khác không thuộc ngành này. Kiến thức cơ bản về một số lựa chọn nghề nghiệp phổ biến trong ngành công nghiệp khách sạn có thể giúp bạn tìm ra con đường sự nghiệp tốt nhất cho bản thân mình.

Đây là một số công việc khác mà bạn có thể tham khảo :

 

Những gì bạn có được khi làm việc trong môi trường Nhà hàng - Khách sạn

Kickstart your education in Malaysia

We'll help you find and apply for your dream university

Advertisement
Advertisement

This website uses cookies to ensure you get the best experience. By using this site, you acknowledge that you have read and understand our Cookie Policy , Privacy Statement and Terms & Conditions .

Maximum 6 courses for comparison!

Chat on WhatsApp

Courses selected for comparison