Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?

September 06, 2019

Kate

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Đại học thì năm 2019 giảm rất mạnh, thấp hơn nhiều so với 2018, 2017 và nhiều năm về trước. Cụ thể, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển Đại học, có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không thi Đại học (chiếm 27,8%). Con số này năm 2018 là 25.7% và 2017 là 25%. Tại sao số lượng học sinh không còn mặn mà với các trường Đại học lại tăng lên nhiều như vậy?

Về lý do khách quan, do năm 2019, cụm thi THPT Quốc gia được chia thành 2, một là cụm thi liên tỉnh (2 tỉnh một cụm thi), 2 là cụm thi trong tỉnh. Tuy nhiên, cụm thi thứ nhất, học sinh được dùng kết quả để xét tuyển Đại học, Cao đẳng; cụm thi thứ hai, kết quả chỉ dùng để xét tốt nghiệp. Nhiều thí sinh do điều kiện kinh tế sẽ chỉ thi tại cụm nội tỉnh.

Tuy nhiên, con số 279.000 học sinh không thi Đại học cũng được coi là hợp lý trong bối cảnh hiện nay, khi mà con đường thành công, con đường làm giàu được mở rộng hơn, có nhiều cách khác nhau không chỉ đơn thuần là học Đại học. Nhiều chuyên gia, người làm giáo dục cũng cho rằng, việc học sinh chọn con đường không học Đại học cho tương lai của mình đang là xu thế hiện nay. Chúng ta không phủ nhận vai trò của trường Đại học vì rõ ràng từ trước đến nay, hàng trăm triệu sinh viên được giáo dục thành công từ môi trường này. Nhưng nhìn ở một góc rộng hơn, nếu không thay đổi theo xu hướng của thế giới, các trường Đại học khó mà thu hút được học sinh.

Học Đại học xong, vẫn thất nghiệp!

Trong quý IV/2018, ở nhóm có trình độ Đại học trở lên, số người thất nghiệp là 135.800 người; nhóm trình độ trung cấp là 68.800 người; nhóm trình độ cao đẳng, có 81.400 người thất nghiệp... Năm 2017, cả nước có hơn 215 nghìn người có trình độ "đại học trở lên" thất nghiệp.

khong thi dai hoc 2019 ban van thanh cong chu - anh 1

Ảnh sưu tầm

Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên Đại học tăng cao, người ta càng hoài nghi việc học sẽ mang lại lợi ích gì. Học giỏi, thi thố cao, trường top đang dần trở thành không phải là mục tiêu cố gắng của học sinh, sinh viên.

>> Có nên đi du học sau khi Tốt nghiệp THPT?

Tại sao bây giờ học giỏi không phải là yếu tố để thành công, giàu có nữa?

CEO Tim Cook, nhà lãnh đạo của ông lớn Apple, nói rằng khoảng một nửa số nhân sự của Apple ở Mỹ không có bằng Đại học. Nguyên nhân do các trường Đại học không hề dạy những kỹ năng mà doanh nghiệp cần, ví như code chẳng hạn. Thậm chí bây giờ người ta còn tranh cãi rằng các trường học ở Việt Nam đang dạy những thứ mà thế giới không dạy, điển hình là ngôn ngữ lập trình Pascal, thứ mà thế giới đã lãng quên từ lâu.

Bà Barbara Hampton, CEO của Siemens Mỹ nói: "Chúng ta thường xuyên thấy các tin tuyển dụng nói rằng yêu cầu bằng Đại học. Trong khi thực tế chẳng có công việc gì thực sự đòi hỏi bằng cấp như vậy cả. Nó chỉ đơn thuần giúp các nhà tuyển dụng có được nhóm người đạt yêu cầu chuẩn mực."

Tập đoàn tài chính Goldman Sachs đã nhận định: Tấm bằng đại học đang ngày càng trở nên đắt đỏ đến nỗi nó không còn đáng đồng tiền bỏ ra nữa!

Giá trị của tấm bằng Đại học đang bị phóng đại hoá

Nhiều người vẫn đặt nặng vai trò của tấm bằng Đại học, coi đó là con đường thành công duy nhất. Học xong cấp 3 mà không vào Đại học coi như vứt hay đi học nghề sẽ chẳng bao giờ bằng một sinh viên Đại học. Tư tưởng ấy nhiều năm về trước có thể đúng nhưng bây giờ thì không hẳn. Chính tấm bằng Đại học như một tảng đá khổng lồ, kéo xuống đam mê, sở thích của nhiều người, đè nặng lên vai, không còn cho họ thời gian thực hiện những điều khác.

khong thi dai hoc 2019 ban van thanh cong chu - anh 2

Ảnh sưu tầm

Bằng cấp phục vụ cho ước mơ và mục tiêu của bạn chứ không phải ngược lại. Đừng bao giờ cho rằng lấy được bằng rồi thì từ đó con đường quan lộ của bạn sẽ rộng mở thênh thang. Lấy được tấm bằng mới chỉ là bắt đầu thôi. Trong cuộc đời đi làm sau này, khi phát hiện ra đầu óc mình rỗng tuếch mới là điều đáng buồn nhất. Sở hữu tấm bằng đại học chỉ là một cột mốc ghi dấu sự kiện trong đời bạn, chứ không có giá trị quyết định cuộc đời sang - hèn, thành công - thất bại.

Hãy khôn ngoan khi chọn ngành học phù hợp!

Theo các khảo sát, tiền lương hiện nay của bạn sẽ tăng nhanh hơn đối với những ai học tại các trường đại học thuộc Top đầu và những ai học ngành quản trị kinh doanh, y tế kỹ thuật. Trong khi đó, sinh viên nghệ thuật, giáo dục và tâm lý đang phải đối mặt với rủi ro về lương thấp, tình trạng thất nghiệp cao... Vì thế, hãy chọn ngành học một cách thông minh, nếu bạn muốn tấm bằng Đại học của bạn thực sự có giá trị!

Cuối cùng, nếu không học Đại học, bạn cũng đừng bao giờ ngừng học. Vì ở đời, thua thiệt về thứ gì cũng có thể chấp nhận được, riêng thua kém về kiến thức, rất nhục

Kickstart your education in Malaysia

We'll help you find and apply for your dream university

Advertisement
Advertisement

This website uses cookies to ensure you get the best experience. By using this site, you acknowledge that you have read and understand our Cookie Policy , Privacy Statement and Terms & Conditions .

Maximum 6 courses for comparison!

Chat on WhatsApp

Courses selected for comparison