4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
September 06, 2019
Kate
Bạn sắp tốt nghiệp và muốn tìm việc làm ở Malaysia? Là thiên đường nhiệt đới Đông Nam Á, Malaysia thật sự quyến rũ và hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa của nhiều dân tộc, văn hóa và tín ngưỡng. Nơi đây đang trở thành một đất nước năng động và là điểm đến làm việc, học tập của nhiều người.
>> Top các trường Đại học tại Malaysia 2019
Những ai có thể làm việc ở Malaysia
Điều này sẽ phụ thuộc vào vai trò, tiền lương và hợp đồng lao động của bạn. Những điều này sẽ quyết định loại giấy tờ nào mà bạn đủ điều kiện để đăng ký.
>> Hướng dẫn thông tin du học 2019
Việc đầu tiên cần làm
Việc đầu tiên bạn phải làm chính là tìm một công việc phù hợp với bản thân tại một công ty ở Malaysia. Bạn có thể tham khảo các website tuyển dụng hoặc nhờ các trung tâm giới thiệu, bạn bè, mối quan hệ. Hãy tham khảo những mẹo nhỏ trong cách viết CV và thư giới thiệu để có thể ứng tuyển tốt nhất cho vị trí của bạn.
Khi đã nhận được đồng ý làm việc tại công ty và trở thành nhân viên, nhà tuyển dụng sẽ phải nộp đơn đăng ký giấy phép làm việc cho bạn. Lưu ý: việc này bạn không thể làm cá nhân mà chỉ có tổ chức mà bạn đã ứng tuyển thành công đó mới có thể đăng ký được thôi.
Các loại giấy phép làm việc
Employment Pass
Đây là loại giấy phép dành cho những hợp đồng làm việc tối thiểu 2 năm và có mức lương là RM 5000. Những người làm quản lý, chuyên gia hoặc lao động có kĩ năng mới được cấp loại giấy phép này.
Temporary Employment Pass
Đối với những hợp động làm việc dưới 2 năm và mức lương dưới RM 5000 thì được cấp loại giấy phép này.
Với những ai làm việc trong lĩnh vực như: chế biến, nông nghiệp, dịch vụ và xây dựng thì thời gian có thể cao nhất là 5 năm cho những ai từ 18-45 tuổi. Tuy nhiên, những người này không được phép lập gia đình hay chuyển đổi công việc.
Để biết thêm về loại hợp đồng này, bạn có thể vào website của chính phủ Malaysia: Temporary Employment Pass
Visitor’s Pass (Professional)
Loại giấy phép này dành cho những người có chuyên môn làm việc cho công ty nước ngoài hoặc chỉ ở lại Malaysia làm việc dưới 12 tháng. Mức phí để được cấp giấy phép là RM90.
Cuộc sống tại Malaysia
Chi phí sống: so sánh với châu Âu và một số nước châu Á khác thì chi phí sống ở Malaysia là thấp.
- Tên miền Internet: .my
- Đơn vị tiền tệ: Ringgit (RM)
- Hệ thống chính trị: quân chủ lập hiến.
- Luật lệ: Malaysia là quốc gia Hồi giáo, vì vậy, đất nước này theo luật Sharia. Quan hệ đồng tính và sử dụng chất gây nghiện là bị cấm.
- Số điện thoại khẩn cấp: để gọi cảnh sát hoặc xe cứu thương bạn có thể gọi 999 bằng điện thoại bàn hoặc 112 từ điện thoại di động.
- Sắc tộc: 50% người Malaysia, người Hoa là 24%, 11% người bản địa, 7% người Ấn Độ, những dân tộc khác chiếm 8%.
- Tôn giáo: đạo Hồi chiếm 60%, Phật giáo 19%, Thiên chúa giáo 9%, Hindu 6%, còn lại là những tôn giáo khác.
Bắt đầu một cuộc sống mới, một công việc mới ở một đất nước ta chưa quen thuộc sẽ có những khó khăn ban đầu. Thế nhưng, bạn hãy mạnh dạn và dám vượt qua những thử thách cuộc sống để khám phá những điều tuyệt vời trong cuộc sống.
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ