Hồ sơ xin visa du học Mỹ cần những gì?
September 06, 2019
EasyUni Staff
Bạn có ý định du học Mỹ và đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ? Đây là một bước rất quan trọng nhưng không phải học sinh nào cũng nắm vững các thủ tục cần thiết. Để giúp các bạn trả lời câu hỏi “Hồ sơ du học Mỹ cần những gì?”, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại giấy tờ quan trọng cho một bộ hồ sơ du học Mỹ hoàn chỉnh.
Để không bị trượt visa hoặc từ chối nhận học tại trường tại Mỹ bạn nên chuẩn bị sẵn 03 hồ sơ quan trọng bao gồm: Hồ sơ đăng ký nhập học, hồ sơ chứng minh tài chính và hồ sơ xin visa.
Hồ sơ đăng ký nhập học
Hồ sơ đăng ký nhập học bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin theo học (điền trên mạng hoặc dùng mẫu đơn của chính trường bạn muốn theo học);
- Hộ chiếu;
- Học bạ, bảng điểm gần nhất (có bản dịch tiếng Anh);
- Phí xét đơn xin theo học;
- Bằng tốt nghiệp;
- Giấy xác nhận hoặc thẻ sinh viên nếu đang đi học;
- Giấy khen, chứng chỉ khác (nếu có);
- Giấy chứng nhận/ bằng tiếng Anh;
- Chứng chỉ đặc biệt (nếu có)
Lưu ý:
- Nếu học sinh đã học ở nước ngoài cần có giấy tờ học vấn ở nước ngoài, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa…
- Sinh viên xin theo học cao đẳng, đại học phải có thêm thư giới thiệu
- Các trường ở Mỹ không có chuẩn chung mà sẽ tùy vào điều kiện và yêu cầu của từng trường mà có chuẩn đầu vào riêng khi xét hồ sơ xin nhập học của du học sinh.
- Để được nhận học tại các trường trung học hoặc cao đẳng bạn chỉ cần có mức học lực từ trung bình trở lên. Nhưng để xin học tại các trường đại học thì học lực của bạn phải từ trung bình khá trở lên.
- Nếu muốn theo học tại trường danh tiếng bạn có thể phải nộp thêm một bài luận cá nhân hoặc tham gia phỏng vấn qua điện thoại.
- Về trình độ tiếng Anh:
- Cao đẳng: yêu cầu IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT >= 61
- Đại học, Cao học: yêu cầu IELTS 6.0 – 6.5 hoặc TOEFL iBT >= 79 – 90
Ngoài IELTS hoặc TOEFL, bạn có thể sử dụng các loại chứng chỉ tiếng Anh có hiệu lực quốc tế khác.
Hồ sơ chứng minh tài chính
Bộ hồ sơ chứng minh tài chính cần đảm bảo có đủ những giấy tờ sau để chứng minh khả năng chi trả của gia đình trong quá trình bạn học tập tại Mỹ:
- Người bảo trợ có kinh doanh, đi làm phải có các giấy tờ xác nhận, quyết định bổ nhiệm chức vụ (nếu có) để chứng minh nguồn tài chính hợp lệ;
- Các nguồn tài chính khác;
- Hợp đồng kinh tế;
- Giấy tờ chủ quyền nhà, đất;
- Giấy tờ sở hữu xe cộ;
- Hợp đồng góp vốn;
- Bảng chia lãi;
- Sổ tiết kiệm;
- Giấy xác nhận gửi tiền tiết kiệm.
Hồ sơ xin visa du học Mỹ
Sau khi nhận được thư mời học theo mẫu I-20 thì tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Mỹ. Để tiến hành xin visa (thị thực), bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn xin visa DS 160 (điền trên mạng và ký tên đầy đủ);
- Xác nhận đóng phí an ninh nội bộ (SEVIS) (thanh toán qua mạng và in xác nhận);
- Biên lai đóng phí phỏng vấn;
- I-20 và thư mời;
- Hồ sơ cá nhân;
- Ảnh 5×5 – hình chuẩn quốc tế (nền trắng, chụp thẳng, tóc không che tai);
- Bản gốc hộ chiếu;
- Giấy khai sinh;
- Chứng minh thư nhân dân;
- Hộ khẩu;
- Đăng ký kết hôn của cha mẹ;
- Hồ sơ chứng minh tài chính.
Những điều quan trọng nhất cần chú ý
- Khả năng ngoại ngữ tốt;
- Chọn trường phù hợp với chi phí, nhân thân gia đình tại Mỹ;
- Các giấy tờ đều phải photo công chứng để gửi hồ sơ I-20, điền form online DS-160 và đặt lịch hẹn phỏng vấn
- Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự yêu cầu;
- Hồ sơ thật 100% và cầm theo bản chính trong buổi phỏng vấn;
- Thái độ thân thiện, dứt khoát, trung thực khi phỏng vấn để cơ hội xin visa thành công cao hơn;
- Tường trình chi tiết, lý giải kế hoạch học tập tại Mỹ và dự định quay về thế nào để thuyết phục Lãnh sự quán cấp visa
Thủ tục nộp đơn xin visa du học Mỹ diễn ra như thế nào?
Bước 1. Trường hoặc trường đại học sẽ gửi cho bạn một giấy báo xác nhận rằng bạn đã được một trường do Cơ quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) ủy quyền chấp nhận vào học theo tiêu chuẩn sinh viên không định cư (mẫu I-20 dành cho sinh viên visa F-1 hoặc mẫu DS-2019 cho sinh viên visa J-1). Bạn sẽ đọc và ký vào mẫu này.
Hãy cẩn thận để đảm bảo rằng tên và đánh vần trên hộ chiếu của bạn chính xác giống như tên và đánh vần trên đơn xin nhập học với nhà trường. Bạn cũng phải đảm bảo rằng nhà trường đã ghi tên của bạn đúng theo như trong hộ chiếu vào mẫu I-20 hoặc DS-2019.
Tất cả các tên của người nộp đơn phải được xuất trình vì lý do an ninh. Công dân của một vài quốc gia và sinh viên muốn học tập một chuyên ngành cụ thể nào đó tại một trường đại học phải cần thêm thời gian kiểm tra, có thể kéo dài thêm vài tuần. Một lần nữa, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị nhiều thời gian cho quá trình nộp đơn xin visa du học.
Bước 2. Cần đặt lịch hẹn phỏng vấn xin visa du học Mỹ và trả một số lệ phí cần thiết. Visa sinh viên có thể được nhận lên đến 120 ngày trước ngày chương trình học tập bắt đầu được ghi trên mẫu I-20. Visa khách trao đổi có thể được nhận bất cứ lúc nào trước ngày ghi trên mẫu DS-2019. Bạn nên nộp đơn xin visa càng sớm càng tốt.
Mỗi Đại sứ quán Hoa Kỳ có một trang web riêng với đầy đủ hướng dẫn về cách đặt lịch phỏng vấn xin visa và các thông tin khác về thủ tục xin cấp visa. Bạn có thể tìm trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở quốc gia bạn tại usembassy.gov/
Trang web cũng cung cấp cho bạn thông tin về thời gian chờ đợi dự kiến được cấp visa tại quốc gia bạn. Đơn xin cấp visa của sinh viên quốc tế sẽ được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ưu tiên. Vì vậy, nếu chương trình học tập của bạn bắt đầu sớm, hãy giải thích điều này khi nộp đơn xin visa.
Bạn có thể muốn đến hoặc liên hệ với văn phòng trung tâm tư vấn EducationUSA thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ gần nhất tại quốc gia bạn. Trung tâm có văn phòng trên khắp thế giới và có thể tìm địa chỉ của trung tâm trên trang web educationusa.info/centers.php. Nhân viên của trung tâm có thể giải thích với bạn nơi bạn phải trả phí xin visa và cách đặt lịch phỏng vấn.
Khoản lệ phí 200 USD được dùng để chi trả chi phí hệ thống máy tính phục vụ cho việc lưu thông tin khi bạn ở Hoa Kỳ (SEVIS). Bạn có thể trả lệ phí này bằng thẻ tín dụng quốc tế. Sau khi trả lệ phí và nhớ in bản sao biên nhận đóng tiền. Bạn phải trả lệ phí SEVIS ít nhất ba ngày trước ngày phỏng vấn xin visa. Nhớ mang theo bản sao biên nhận đóng tiền tới buổi phỏng vấn xin visa.
Bạn cũng sẽ phải trả thêm 160 USD cho lệ phí đơn xin visa. Lệ phí này có thể được trả tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nước bạn hoặc tại một ngân hàng do Đại sứ quán chỉ định. Bạn có thể tìm thông tin cụ thể về nơi nộp lệ phí đơn xin visa trên trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở nước bạn.
Bước 3. Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng mẫu xin visa không định cư mới, DS-160, có thể nộp đơn trực tuyến. Mẫu này thay thế cho tất cả các mẫu khác. Trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ là usembassy.gov. Truy cập vào mục Visa và tìm hiểu thủ tục chính xác trong phần Visa Không Định Cư.
Hoàn thành mẫu DS-160 trực tuyến. Một lần nữa, nhớ đảm bảo thứ tự tên và đánh vần tên của bạn đúng như trong hộ chiếu. Sau đó, bạn in mẫu đã điền hoàn thiện và mang theo đến Đại sứ quán khi bạn đi phỏng vấn xin visa.
Bước 4. chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin visa. Điều rất quan trọng là bạn nên nộp đơn xin visa sớm trước ngày bắt đầu chương trình học tập. Nếu có thể, bạn nên nộp đơn xin cấp visa ba tháng trước ngày bạn dự định đi Mỹ. Việc này sẽ giúp bạn có thêm thời gian nếu có sự chậm trễ tại Đại sứ quán, hoặc nếu bạn muốn kháng kiện trong trường hợp bị từ chối cấp visa.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Hồ sơ du học sinh Mỹ cần những gì?” mà nhiều người có ý định đi du học thắc mắc. Tuy nhiên, có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thôi là chưa đủ. Bạn cũng cần phải trau dồi khả năng tiếng Anh và thể hiện được sự tự tin trong buổi phỏng vấn xin visa. Nếu như bạn cũng đang tìm hiểu du học Mỹ và còn nhiều thắc mắc xung quang vấn đề lên kế hoạch du học của mình, hãy liên hệ với EasyUni nhé! Chúc các bạn may mắn!
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ