EasyUni logo

EasyUni Sdn Bhd

Level 17, The Bousteador No.10, Jalan PJU 7/6, Mutiara Damansara 47800 Petaling Jaya, Selangor, Malaysia
4.4

(43) Google reviews

+60142521561

EasyUni Sdn Bhd

Level 17, The Bousteador No.10, Jalan PJU 7/6, Mutiara Damansara 47800 Petaling Jaya, Selangor, Malaysia
4.4

(43) Google reviews

Speak to Study Advisor

Ramadan 2019 - Tháng "nhịn ăn" của người Hồi giáo tại Sài Gòn

September 06, 2019

Kate

Ramadan là gì?

Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập. Tháng Ramadan theo dương lịch thay đổi từng năm, không có ngày thống nhất.

Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là "tháng nhịn ăn" hoặc "tháng ăn chay", nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, bởi vì các tín đồ chẳng ăn chay hoàn toàn, cũng không nhịn ăn hoàn toàn. Tên gọi tháng Ramadan là chính xác.

Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng (kể cả không sinh hoạt tình dục), nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mà thôi.

>> Trải nghiệm văn hóa Hồi giáo khi du học Malaysia

>> Hướng dẫn thông tin du học 2019

Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang ốm, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ.

Tại một số quốc gia theo đạo Hồi còn có quy định: Đối với học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn.

Tháng "nhịn ăn" của người Hồi giáo tại Sài Gòn

Tháng Ramadan tại Sài Gòn

Trong tháng chay Ramadan, sau 3:54 (giờ IMSAK- theo tiếng Ả Rập) là không được ăn uống ; và sau 18 giờ 15 (giờ IFTAR) thì được xả chay và ăn uống bình thường.

Tại TP.HCM, hiện tại có khoảng 8.000 người theo đạo Hồi phần lớn trong số đó chủ yếu là người dân thuộc dân tộc Chăm, được chia thành 2 dòng khác nhau: Chăm Bà Ni và Chăm Islam.

Ông Kim Sô, giáo cả của thánh đường Anwar tại Dương Bá Trạc cho biết, vào tháng chay Ramadan này, người dân tại các xóm đạo hồi vẫn thực hiện đúng những luật và quy định trong tháng chay. Họ không được ăn và uống sau 4 giờ sáng, tới 18 giờ 15 mới được xả chay ăn và uống bình thường.

Tháng Ramadan 2019 tại Sài Gòn

Đúng 23 giờ nhiều người theo đạo Hồi ở các nơi xung quanh đến thánh đường Anwar tại 157B/09 Dương Bá Trạc, Quận 8 để ăn bữa trước khi mặt trời mọc (hay còn gọi là bữa trước giờ IMSAK). Theo ông Kimso - giáo cả của thánh đường này chia sẻ, bữa ăn được thực hiện vào giờ này, sớm hơn so với giờ mặt trời mọc để mọi người còn ngủ, hôm sau đi làm.

Cũng theo ông Kim Sô, Ramadan là 1 trong 5 tín (tin tưởng thượng đế, hành lễ, bố thí, lễ Ramadan và hành hương đến Mecca) bắt buộc đối với những người theo đạo Hồi.

Hành lễ Ramadan của người Hồi giáo tại Sài gòn

Trong tháng chay Ramadan, Luật của đạo cũng quy định rõ: Cho những người đang bệnh, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang đi du lịch ở nước ngoài mà nước này không lấy đạo Hồi làm quốc giáo, được miễn trừ. Ở một số quốc gia, và tháng chay Ramadan có quy định học sinh nhỏ tuổi, binh lính và công nhân lao động nặng thì không phải nhịn. Tuy nhiên, họ phải bù lại vào những dịp khác.

Trong một ngày, các tín đồ Hồi giáo có 6 lần cầu nguyện chính. Trong ảnh các tín đồ Hồi giáo thực hiện buổi cầu nguyện Maghrib.

Bữa ăn chính được chuẩn bị trước trong lúc các tín đồ đang cầu nguyện

Bữa ăn chính được chuẩn bị trước trong lúc các tín đồ đang cầu nguyện

Bữa ăn xả chay (hay còn gọi là giờ IFTAR) bắt đầu vào lúc 18 giờ 15. Vào thời điểm này các tín đồ Hồi giáo mới bắt đầu được ăn uống trở lại sau một ngày nhịn ăn. Các bữa ăn vào giờ này đều bắt đầu bằng những phần ăn nhẹ và nước để ổn định lại cơ thể.

Anh Zaad (người Ai Cập) đang là huấn luyện viên võ tại TP.HCM. Vào mỗi chiều trong tháng Ramadan, anh đều tình nguyện đến Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman để giúp đỡ chuẩn bị đồ ăn cho bữa xả chay vào 18 giờ 15.

Tranh thủ chụp ảnh gửi về gia đình ở quê nhà.

Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện trước thời gian xả chay.

Các bữa ăn tại các nhà thờ Hồi giáo trong tháng Ramadan hầu hết là từ các mạnh thường quân đóng góp. Bữa ăn xả chay sau 18 giờ 15 tại thành đường Anwar, Quận 8.

Người dân tranh thủ mua đồ ăn trước giờ xả chay.

Khi vào nhà thờ, người phụ nữ không được ngồi chung với người đàn ông.  

Đa phần người theo đạo Hồi đều có thói quen ăn bốc và chỉ sử dụng tay phải để bốc đồ ăn. Với họ, đây là một nghi thức tôn nghiêm thể hiện lòng biết ơn: cung kính nhận lấy bằng tay trần thức ăn do đấng tối cao ban cho.

Ngoài các lợi ích về sức khỏe, tháng nhịn ăn còn là lúc để người Hồi giáo học cách trân trọng lương thực, thực phẩm, đồng thời bày tỏ lòng trắc ẩn với những ai có hoàn cảnh kém may mắn hơn. Chính vì thế mà tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Sudan hay Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất, bữa ăn iftar thường diễn ra trên đường phố để ai cũng có thể vừa ăn vừa ý thức được đến mọi người xung quanh.

Nguồn: Tổng hợp

Ảnh: Thanhnien

Kickstart your education in Malaysia

We'll help you find and apply for your dream university

Advertisement
Advertisement

This website uses cookies to ensure you get the best experience. By using this site, you acknowledge that you have read and understand our Cookie Policy , Privacy Statement and Terms & Conditions .

Maximum 6 courses for comparison!

Chat on WhatsApp

Courses selected for comparison