Y khoa là nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, thể chất cũng như tinh thần của con người. Với đặc thù ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người, nên những bạn sinh viên theo đuổi ngành học này phải đáp ứng được một số yêu cầu khắt khe của ngành.
Chúng ta hầu như có thể xem được các tin tức về tai nạn hàng ngày trên TV, số lượng bệnh nhân nhập viện hàng ngày cũng là một con số đáng kể, những vấn đề về sức khỏe cân nặng của trẻ nhỏ, những bệnh do côn trùng hay động vật, hoặc nhu cầu hiến tặng...Những vị bác sĩ sẽ là người trực tiếp giải quyết tất cả những vấn đề trên và hầu như mỗi ngày. Chính vì lẽ đó, nên có câu "Lương Y như Từ mẫu."
Thế nào là ngành Y tế và Sức khỏe?
Nhóm ngành Y tế và sức khỏe là nhóm ngành khá rộng được hình thành dựa trên nhu cầu được chăm sóc sức khỏe hàng ngày của con người. Dưới đây là một số chuyên ngành nhỏ trong nhóm ngành Y tế đang được nhiều bạn sinh viên lựa chọn học tập khi đi du học:
- Sức khỏe tâm thần
- Điều dưỡng
- Sức khỏe cộng đồng
- Nha khoa
- Dược
- Sức khỏe mắt
Lựa chọn học tập và làm việc một trong những ngành nghề thuộc nhóm ngành Y tế, đồng nghĩa với việc bạn yêu thích làm việc với con người và luôn đặt lợi ích và sức khỏe của họ lên hàng đầu.
Tại sao bạn nên học nhóm ngành Y tế?
1. Nhu cầu nghề nghiệp
Vấn đề "khát" nhân lực của nhóm ngành Y tế luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là đối với Việt Nam, là một nước đông dân tại Châu Á, Việt Nam ta đứng trước nhiều vấn đề về sức khỏe con người. Dự kiến đến năm 2020 ngành y tế Việt Nam cần bổ sung khoảng 55.000 bác sĩ; 10.00 dược sĩ; 83.000 điều dưỡng; 65.000 kỹ thuật viên y học; vì vậy nhu cầu tuyển dụng nhân lực là rất cao.
2. Công việc làm việc và ảnh hưởng trực tiếp đến con người
Nếu bạn là một người yêu thích làm việc với con người và giúp họ với những vấn đề chăm sóc sức khỏe, tinh thần và luôn đặt lợi ích họ lên hàng đầu, có tính kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề, thì nhóm ngành Y tế là dành cho bạn.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp từ nhóm ngành Y tế, bạn có thể làm việc tại các bệnh viện công hoặc tư, viện nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe tại nhà, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hoặc làm việc tại các bộ phận quản lý về chăm sóc sức khỏe.
>> Có nên học ngành Y tế tại Malaysia?
Bạn cần có những kỹ năng gì để học ngành Y tế?
A. Kỹ năng tương tác
Bạn sẽ làm việc với con người hầu hết thời gian khi bạn chọn ngành nghề Y tế, cho nên bạn cần phải khéo léo trong cách ứng xử cũng như tương tác với mọi người. Ngoài bệnh nhân, bạn còn phải làm việc hay tiếp xúc với người nhà của họ, nhân viên y tế hay các kỹ thuật viên khác.
B. Thái độ và hành vi
Thái độ chuyên nghiệp và hành vi đúng mực là những kỹ năng cần thiết cho bạn để phát triển bản thân và xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà của họ, đồng nghiệp và các nhân viên khác trong môi trường làm việc.
C. Tinh thần lạc quan
Đây là một kỹ năng quan trọng bạn cần có để không những có thể tự truyền cho bản thân nguồn năng lực tích cực, mà còn giúp cho bệnh nhân của bạn trong quá trình họ điều trị.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Y tế?
1. Bác sĩ phẫu thuật
Một bác sĩ phẫu thuật là người sẽ chẩn đoán và điều trị chấn thương và bệnh tật cho bệnh nhân của họ. Họ cũng thực hiện các ca phẫu thuật y tế có thể kéo dài hơn 12 giờ! Bác sĩ phẫu thuật biết tất cả mọi thứ về lịch sử y tế của bệnh nhân, và họ sẽ thông báo những vấn đề này đến bệnh nhân và gia đình họ cũng như những rủi ro và lợi ích mà ca phẫu thuật mang lại.
2. Bác sĩ nhi khoa
Một bác sĩ nhi khoa là một bác sĩ chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ vị thành viên. Họ chịu trách nhiệm chẩn đoán và điều trị bệnh, xử lý tiêm chủng và điều trị tai nạn.
3. Bác sĩ nhãn khoa
Một bác sĩ nhãn khoa sẽ chuyên điều trị các bệnh về mắt. Họ thực hiện các bài kiểm tra thị lực và phân tích kết quả để xem liệu vấn đề có bị cận thị, viễn thị hay các bệnh về mắt khác. Họ sẽ là những người đăng ký kính mắt, kính áp tròng hoặc liệu pháp thị lực để điều chỉnh rối loạn thị giác.
4. Chuyên viên điều dưỡng (CNA)
Chuyên viên điều dưỡng thường là người sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân, thường ở nhà dưỡng lão. Các nhiệm vụ chăm sóc cơ bản bao gồm các trợ lý trong việc tắm rửa, mặc quần áo, định vị, ăn uống và di chuyển. Vì CNA giúp bệnh nhân thường mang tính cá nhân, điều quan trọng là họ thực hiện công việc của mình với niềm đam mê và niềm vui.
5. Trợ lý y tế
Nhiệm vụ của một trợ lý y tế thường là chuẩn bị phòng điều trị, tìm hiểu thông tin bệnh nhân, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm từ bệnh nhân, ghi chú lại thông tin, tình trạng và toa thuốc, và sắp xếp cho bệnh nhân đến phòng khám gặp bác sĩ.
Mức lương của nhóm ngành Y tế?
Mọi người thường biết đến nhóm ngành Y tế với mức lương khá cao và ổn định, nhưng theo đó những người làm việc trong lĩnh vực này phải có tinh thần trách nhiệm cao và luôn đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu:
* Mức lương tham khảo theo từng ngành nghề: (theo năm)
Công việc |
Mức lương |
Bác sĩ phẫu thuật |
US$ 240,000 - US$ 295,000 |
Bác sĩ nhi khoa |
US$ 134,000 - US$ 164,000 |
Bác sĩ nhãn khoa |
US$ 96,000 - US$ 117,000 |
Trợ lý điều dưỡng |
US$ 22,000 - US$ 27,000 |
Top 10 trường đào tạo ngành Y tế
Dưới đây là danh sách 10 trường tốt nhất đào tạo ngành Y tế: (theo QS World University Ranking 2019)
- Harvard University - United States
- University of Oxford - United Kingdom
- University of Cambridge - UK
- Stanford University - US
- Johns Hopkins University - US
- Karolinska Institutet - Sweden
- University of California, Los Angeles - US
- Yale University - US
- Massachusetts Institute of Technology (MIT) - US
- UCL (University College London) - UK