Chuỗi cung ứng và Hậu cần( Supply Chain & Logistics) là ngành học "thời thượng" được nhiều bạn sinh viên lựa chọn để học tại các trường Đại học trong nước cũng như du học nước ngoài. Với một loạt các hiệp định thương mại như TPP, FTA,.., Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Vì thế, triển vọng phát triển của ngành này là rất lớn, mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về ngành học này nhé!
Supply Chains và Logistics là gì?
Vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa Logistics và Supply Chain. Hai ngành này liên quan nhau, bổ trợ cho nhau nhưng không cùng một khái niệm.
Supply Chain hay còn gọi là chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. Hoạt động này sẽ liên quan đến chuyển đổi các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến cho khách hàng cuối cùng.
Trong khi đó, Logistics chính là ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Những đơn vị, công ty logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguồn nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra.
Du học ngành Logistics và Supply Chain
Với nhiều cơ hội nghề nghiệp là vậy, nhưng học ngành logistics và supply chain ở đâu mới thật sự tốt và hiệu quả vẫn còn là một dấu chấm hỏi cho nhiều người. Tại Việt Nam, chuyên ngành về Logistics còn khá mới và không nhiều, chương trình học này chỉ được đưa vào chương trình từ năm 2008 tại trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM. Tuy nhiên, cơ hội để cọ sát với thực tế, làm việc trong môi trường quốc tế, cơ hội nhận được tấm bằng công nhận mang tầm vóc quốc tế vẫn là mục tiêu được nhắm đến nhiều nhất của các bạn sinh viên.
Vậy, có nên du học ngành Logistics và Supply Chain ? Câu trả lời là CÓ ! Với một ngành đang "khát" nhân lực chất lượng cao như logistics và supply chain, chương trình học tập tại nước ngoài sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng đào tạo, khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí này.
Du học ngành Chuỗi cung ứng/Kho vận dạy những gì?
Có rất nhiều trường đại học cung cấp những khóa học liên quan đến ngành Logistics cả bậc đại học và sau đại học. Các khóa học về Logistics sẽ cung cấp kiến thức cho người học về rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tìm kiếm và phân phối nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phẩm, vận tải, chuỗi cung ứng, kiểm soát hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, do phạm vi của logistics thường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nhiều khóa học logistics cũng tích hợp cả việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh và marketing quốc tế vào các khóa học của mình.
Các môn học tiêu biểu của chương trình Thạc sĩ ngành Quản trị Chuỗi cung ứng, bao gồm:
Kinh doanh toàn cầu
- Tư duy phản biện và phương pháp nghiên cứu
- Dự án toàn cầu
- Lãnh đạo cá nhân
- Quy hoạch và quản lýTư duy phản biện và phương pháp nghiên cứu
- Dự án toàn cầu
- Lãnh đạo cá nhân
- Quy hoạch và quản lí chuỗi cung ứng
- Chiến lược tìm kiếm nguồn hàng và mua hàng
- Phân phối vật chất và vận tải
- Công nghệ và đổi mới trong chuỗi cung ứng
- Quản trị hoạt động công ty
- Quản lí kho
- Quản lí cảng
- Mô phỏng quản lí chuỗi cung ứng
- Luận văn chuỗi cung ứng
- Chiến lược tìm kiếm nguồn hàng và mua hàng
- Phân phối vật chất và vận tải
- Công nghệ và đổi mới trong chuỗi cung ứng
- Quản trị hoạt động công ty
- Quản lí kho
- Quản lý cảng
- Mô phỏng quản lý chuỗi cung ứng
- Luận văn
Mức học phí của ngành Chuỗi cung ứng và Kho vận là bao nhiêu?
Tùy vào sự lựa chọn quốc gia và trường Đại học mà bạn sẽ du học ngành Logistics và Supply Chain mà chúng ta sẽ có những mức chi phí khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp mức học phí của một số khóa học bậc Thạc sĩ ngành Logistics (niên học 2017 -2018) tại các trường đại học khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi phí của các khóa học này để lựa chọn khóa học có mức học phí phù hợp với mình:
Quốc gia |
Trường |
Khóa học |
Học phí |
Mỹ |
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) |
$71,000 |
|
Mỹ |
Đại học Purdue |
$45,253 |
|
Mỹ |
Đại học Pennsylvania |
$31,650 |
|
Hà Lan |
Đại học Rotterdam |
€11,000 |
|
Hà Lan |
Đại học Tilburg |
€14,500 |
|
Hà Lan |
Đại học Groningen |
€14,200 |
|
Hà Lan |
Đại học Hàng hải Hà Lan |
€17,000 |
|
Vương Quốc Anh |
Đại học Warwick |
£24,640 |
|
Vương Quốc Anh |
Đại học Manchester |
£20,500 |
|
Vương Quốc Anh |
Đại học Cranfield |
£21,000 |
|
Vương Quốc Anh |
Đại học Lancaster |
£17,500 |
|
Singapore |
Đại học Quốc gia Singapore |
19,800 SGD |
|
Singapore |
Đại học Curtin Singapore |
32,256 SGD |
|
Singapore |
Học viện Quản lý Singapore |
32,100 SGD |
Làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Chuỗi cung ứng và Kho vận?
Mức lương của ngành Chuỗi cung ứng/ Kho vận và một số ngành nghề liên quan.
Với tấm bằng trong ngành Logistics, có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên. Các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, công ty vận tải hay các phòng ban như: phòng mua, phòng bán, phòng xuất nhập khẩu, phòng cung ứng vật tư, phòng dịch vụ khách hàng, phòng quản lý kho vận,... của hàng trăm doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhỏ.
Mức lương theo chức vụ ngành Chuỗi cung ứng/Kho vận
Cụ thể, những vị trí công việc của nghề logistics gồm có:
- Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
- Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.
- Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
- Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
- Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
- Điều phối viên sản xuất / Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.
Hiện tại trên thế giới có khá nhiều trường đào tạo về ngành "hot" này, tuy nhiên, không phải muốn đi du học là có thể đi ngay được, bạn vẫn sẽ có những nỗi lo về chi phí, chất lượng học tập. Nếu bạn đang phân vân không rõ mình cần du học ngành logistics và supply chain tại đâu để có thể đạt được mục tiêu như ý, hãy liên hệ ngay đến EasyUni Vietnam để được cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn lộ trình thích hợp nhất với chi phí và công sức bạn bỏ ra.