Du học Cử nhân Phim và Truyền hình tại Malaysia
Bạn là người đam mê nghệ thuật, có tính hướng ngoại, thích giao tiếp, thích di chuyển? Bạn muốn trau dồi thêm kiến thức về ngành Phim và Truyền hình khi đi du học? Nhưng bạn vẫn còn đang thắc mắc không biết những điểm khác biệt của chương trình học? Học ngành Phim và Truyền hình ra trường làm nghề gì? Những cơ hội gì cho ngành học này sau khi tốt nghiệp?... tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Những điểm khác biệt của chương trình học ngành Phim và Truyền hình tại Malaysia
- Cơ hội nổi bật làm việc với những đạo diễn và nhà sản xuất tương lai trong các chương trình truyền hình thông qua các bài tập như phim ngắn, quảng cáo, video âm nhạc.
- Phòng thu với thiết bị thu âm hiện đại, đem lại một thế giới thực trong nghề nghiệp, cung cấp nhiều kinh nghiệm cho sinh viên.
- Được hướng dẫn bởi những diễn viên chuyên nghiệp hàng đầu.
- Tiếp xúc với các diễn viên nổi tiếng, giám đốc casting, các nhà sản xuất và đạo diễn.
- Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội thiết kế một hồ sơ học tập nổi bật
- Sinh viên tốt nghiệp sẽ tạo ra và sở hữu một Sổ tay diễn viên cá nhân, phản ánh những yêu cầu khác nhau và kỹ thuật diễn xuất cá nhân nổi bật.
Lợi ích khi bạn quyết định du học ở Malaysia
- Điều kiện để du học tại Malaysia là hết sức đơn giản, bạn không cần chứng minh tài chính, không cần bằng tiếng Anh như IELTS hay TOEFL, mà bạn chỉ cần đạt yêu cầu của trường đưa ra và khi bạn nhận được thư báo nhập học thì bạn có thể xin visa đi du học Malaysia.
- Hiện nay, du học Malaysia đang là xu hướng lựa chọn của khá nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tính đến năm 2016 có đến 90.000 sinh viên quốc tế đang theo học tại Malaysia mà trong đó sinh viên Việt Nam chiếm một phần khá lớn.
- Malaysia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, chính vì điều này giúp du học sinh có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường tiếng Anh thông qua chương trình giảng dạy tại Malaysia giống như là bạn đang du học tại Úc, Mỹ, Anh,...
- Trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học được đánh giá theo chuẩn quốc tế giúp học sinh, sinh viên có thể dễ dàng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm nhằm trang bị thêm hành trang cho công việc sau này.
- Hệ thống giáo dục đa dạng, phù hợp với từng sở thích của sinh viên và quan trọng hơn tại Malaysia có khá nhiều trường quốc tế điều này sẽ giúp cho bạn có cơ hội học chuyển tiếp qua các trường tại các nước phát triển như Úc, Anh, Canada,... dễ dàng hơn khi bạn xin du học trực tiếp đến đó.
- Nhờ vào các chương trình liên kết do Úc,Mỹ, Anh, Canada,... cấp bằng mà du học sinh tại Malaysia có thể nhận bằng tốt nghiệp quốc tế.
- Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà trường nhằm đảm bảo rằng du học sinh đang sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh, điều này sẽ giúp cho phụ huynh phần nào yên tâm hơn khi cho con du học xa nhà.
- Nếu bạn muốn đi du học nhưng bạn đang lo lắng về vấn đề tài chính. Malaysia ngoài nền giáo dục quốc tế mà mức chi phí học tập-sinh hoạt cũng khá phù hợp với ngân sách của nhiều học sinh, sinh viên Việt. Theo Mohe, chi phí chung trung bình mỗi năm tại Malaysia là khoảng 12.000RM/năm tương đương 3750USD/năm.
- Mức lương dành cho sinh viên mới ra trường là khá hấp dẫn có thể lên đến 4.500USD/tháng, đặt biệt là khi bạn làm việc trong môi trường thương mại. Thông thường giờ hành chính của các công ty là 8 tiếng/ngày, còn các văn phòng của chính phủ làm việc từ 8h-16h30 hằng ngày, riêng thứ bảy là từ 8h-12h30.
- Chính phủ Malaysia có khá nhiều ưu đãi học bổng dành cho sinh viên Việt Nam.
Học ngành Phim và Truyền hình ra trường làm nghề gì?
Ngành làm Phim - Truyền hình mang đến cho các bạn cơ hội việc làm việc rộng mở. Các bạn có thể làm những việc như Diễn viên, Đạo diễn, Biên kịch, Người quay phim, Người dựng phim.
Diễn viên có nhiệm vụ thể hiện nhân vật trong các các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác cho nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh – truyền hình và các phương tiện truyền thông khác nhằm làm cho nhân vật trong kịch bản sống động hơn tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh…
Công việc chính của diễn viên là thử vai trong các tác phẩm, nghiên cứu kịch, bản, học lời thoại, diễn xuất dựa trên thế mạnh của mình và sự hướng dẫn, chỉ đạo của đạo diễn. Nghề diễn viên là một công việc khá vất vả, tùy yêu cầu công việc mà các bạn phải làm việc ngoài trời, điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để làm tốt công việc diễn viên, các bạn cần thường xuyên rèn luyện cơ thể, giọng nói, tập biểu hiện xúc cảm, tiếp thu kiến thức diễn xuất để biểu diễn tốt hơn.
Đạo diễn là người chỉ đạo các lĩnh vực trong trong quá trình thực hiện tác phẩm, chỉ đạo chung toàn bộ quá trình sản xuất bộ phim, nhằm đảm bảo rằng mọi thứ sẵn sàng cho việc trình chiếu.
Nhiệm vụ của đạo diễn đó là nghiên cứu kịch bản để có hướng chỉ đạo phù hợp cho việc quyết định cách chuyển thành các bối cảnh, cảnh quay, hình ảnh và diễn xuất hợp lý, lên kế hoạch về sân khấu, trường quay, trang phục, anh thanh ánh sáng, lựa chọn diễn viên, chỉ đạo tập luyện, phối hợp với các bộ phận khác để tiến hành quay phim. Khi phim đã được quay xong, đạo diễn chỉ đạo việc biên tập phim, tạo các hiệu ứng anh thanh, hình ảnh, kỹ xảo phù hợp với nội dung.
Biên kịch chính là viết kịch bản cho sân khấu, phim, phát thanh, truyền hình và các sản phẩm truyền thông khác. Các kịch bản này có thể được chuyển thể từ tác phẩm văn học hoặc từ ý tưởng của chính người biên kịch.
Người quay phim có nhiệm vụ điều khiển các máy quay ở trường quay để ghi hình bộ phim. Người quay phim phối hợp chặt chẽ với Đạo diễn để thảo luận về các ống kính sề sử dụng, các góc quay; kiểm tra âm thanh và ánh sáng; chọn và lắp ráp các thiết bị quay và phụ kiện đi kèm; xem các cảnh qua kính ngắm, chỉnh ống kính và ghi lại hình ảnh cũng như làm việc với các bộ phận khác có liên quay để đảm bảo việc quay phim đạt yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ.
Người dựng phim có nhiệm vụ đó là biên tập lại các đoạn phim, cắt hoặc ghép các ảnh với nhau phục vụ cho việc diễn tả tâm trạng, tốc độ và cao trào của phim. Do đó, trước hết, người dựng phim sẽ xem các đoạn phim để phân tích, đánh giá và chọn các cảnh, các phân đoạn, từ đó quyết định cảnh nào cần được phát triển, cảnh nào cần quay lại, cắt bớt các đoạn, cảnh phim để đảm bảo độ dài của phim.
Qua thông tin bài viết, người học chắc chắn trang bị được nhiều kiến thức về ngành Phim và Truyền hình khi du học Malaysia. Để từ đó có thể yên tâm theo đuổi và phấn đấu hết minh nghề nghiệp trong tương lai.