10 lời đồn trong trường đại học được phơi bày
November 11, 2017
EasyUni Staff
#1. Khóa học hoặc chuyên ngành bạn chọn quyết định nghề nghiệp của bạn.
Thực tế: Không nhất thiết. Tuy nhiên, tốt hơn hết là nên lựa chọn khoá học của bạn nếu bạn biết chính xác điều bạn sẽ làm trước khi vào đại học. Một số ngành học lại định hướng chính xác nghề nghiệp tương lai của bạn chẳng hạn như luật, ytá, kế toán và kỹ thuật. Nhưng đừng tự giới hạn nghề nghiệp của bạn dựa trên chuyên ngành của banh. Có rất nhiều công việc khác bạn có thể làm liên quan đến chuyên ngành bạn học. Trong thực tế, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã theo đuổi những sự nghiệp khác, hoang toàn không liên quan đến ngành học trước đó. Và hầu hết các công ty tuyển dụng không đòi hỏi bạn phảo có một tấm bằng liên quan trực tiếp nhất định khi họ thuê nhân sự. Thay vào đó, họ sẽ đưa ra mức độ học tập cần thiết, chẳng hạn như cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Hãy cởi mở một chút!
#2. Bạn không cần phải đến lớp.
Thực tế: Không, bạn phải. Nhiều giảng viên có thể không điểm danh (một số có), nhưng không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua các tiết học như bạn muốn. Rất có thể là những ngày bạn quyết định bỏ tiết để chơi hooky, giảng viên của bạn lại tiết lộ hoặc đưa ra những lời khuyên hữu ích về chủ đề rất có thể sẽ có trong đề thi cuối kì. Bạn có thể hỏi những điều này từ bạn cùng lớp hoặc chính giáo sư của bạn, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên đến lớp. Và đôi khi, bạn cùng lớp sẽ hỏi những câu hỏi không liên quan đến những chủ đề hay đối tượng cụ thể, nhưng việc đặt câu hỏi giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những kiến thức mà bạn còn mơ hồ, chưa nắm rõ. Hơn nữa, các sinh viên dự giảng cũng có thể nhận được thêm thông tin từ giảng viên về những gì họ đang được học, thứ mà thậm chí có thể không có trong các phiên bản mới nhất của sách giáo khoa.
Một lý do khác, bạn buộc phải lên lớp đầy đủ, vì nếu như con số tiết học bạn có mặt không đạt yêu cầu, bạn có thể không được phép thi học kì. Nói cách khác,bạn sẽ phải học lại những môn bạn đã bỏ tiết một lần nữa vào kì học tiếp theo. Và hậu quả là bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn trong trường đại học và không được tốt nghiệp cùng lúc với các bạn trong lớp.
#3. Một trường đại học nổi tiếng hơn thì chất lượng đào tạo tốt hơn.
Thực tế: Điều thực sự quan trọng ở đây không phải là trường bạn chọn nổi tiếng hay không mà tất cả phụ thuộc vào chính bạn. Đương nhiên học ở một ngôi trường nổi tiếng, giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm, nhưng nhớ rằng không phải ai cũng có thể đủ khả năng để được thuê. Đặc điểm nổi bật của bạn mới là tiêu chuẩn đánh giá trong thị trường việc làm. Những đức tính tốt như kiên trì và bền bỉ sẽ tạo nên những điều kì diệu. Mọi người sẽ thích bạn, luôn hoàn thành mọi thứ đề ra và bạn sẽ có cơ hội việc làm cao hơn. Mặt khác, một người thiếu những đức tính tốt sẽ không thành công trong bất cứ điều gì mà họ làm. Một điều cần lưu ý là bạn không cần phải ghi danh vào các trường đại học hàng đầu để kiếm được một tấm bằng và thành công trong cuộc sống. Satya Nadella, CEO mới được bổ nhiệm của Microsoft, là một ví dụ điển hình. Ông đã tốt nghiệp Viện Công nghệ Manipal trước khi có bằng thạc sĩ thứ kép tại Đại học Chicago và Đại học Wisconsin.
#4 Điểm số là vấn đề
Thực tế: Nếu bạn luôn nổi trội trong học tập, việc nhận được điểm cao sẽ không phải là một vấn đề lớn. Nhưng không phải ai cũng có thể luôn đạt điểm A hoặc có được một chứng chỉ CGPA 4.0. Chỉ một số rất ít có thể nằm trongdanh sách Dean hay President. Nếu bạn không nằm trong số họ, đừng quá băn khoăn. Chỉ cần làm tốt nhất có thể trong ngành học hoặc chuyên ngành bạn đang theo đuổicủa chính bạn. Đơn giản hơn, bạn phải vượt qua từng môn học trong toàn khoá. Bên cạnh đó bạn cũng phải phát triển nhân cách và những kĩ năng cá nhân. Khi nhà tuyển dụng thuê một nhân sự tài năng họ sẽ không chỉ nhìn vào những gì đánh giá chất lượng trên giấy tờ. Nó phụ thuộc những phẩm chất của nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Một số nhà tuyển dụng kỳ vọng bạn sở hữu các kỹ năng mềm như giao tiếp, phân tích và lãnh đạo. Vì vậy,đừng chỉ quá tập trung vào vấn đề học thuật, việc phát triển các kĩ năng mềm cũng quan trọng không kém.
#5 Bạn phải chọn một chuyên ngành ngay lập tức.
Thực tế: Nếu bạn đã chắc chắn về những gì bạn sẽ làm trong tương lai, thì việc chọn cho mình một chuyên ngành không phải là vấn đề quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu ngược lại, đừng vội lựa chọn. Quyết định chọn chuyên ngành là một việc lớn, vội vàng sẽ dẫn đến rủi ro và thiếu khôn ngoan. Bạn có thể đăng ký một chuyên ngành khi bạn vào đại học, tuy nhiên khi thời gian trôi qua, bạn có thể nhận ra rằng đó không phải là thứ dành cho bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70 % sinh viên đại học chuyển đổi chuyên ngành của họ ít nhất một lần. Nếu phát hiện ra chuyên ngành hiện tại không phù hợp với mình, hãy mạnh dạn thay đổi, đừng lãng phí thời gian. Hãy dành thời gian để tìm kiếm thứ bạn thật sự đam mê, để không phải hối tiếc về này. Đừng để quá muộn,bạn chỉ có vài năm trong trường đại học, đừng phí hoài chúng
#6 Giáo viên thông minh hơn học sinh
Thực tế: Đúng là giáo viên phải có kiến thức lĩnh vực hoặc chuyên ngành mà họ đang giảng dạy Tuy vây, giáo viên không phải luôn luôn thông minh hơn học sinh. Với công nghệ phát triển không ngừng, đôi khi giảng viên gặp khó khăn để theo kịp những kiến thức mới nhất trong chính lĩnh vực của họ. Cuối cùng, cácgiáo viên nhận ra rằng họ có thể cũng học được nhiều điều từ sinh viên của mình.
#7Các trường đại học tư nhiều thách thức hơn so với những trường công lâp.
Thực tế:Không phải như vậy. Một sự khác biệt rõ ràng giữa một trường đại học tư nhân và công lập là về học phí (trường đại học tư chi phí thườngcao hơn). Nó không có nghĩa là các trường tư thục có nhiều thách thức hơn so với những công lập. Cao đẳng công lập được tài trợ bởi chính phủ liên bang trong khi các trường đại học tư nhân lấy tài chính thông qua học phí, các quỹ hiến tặng và tài trợ. Nhưng các sinh viên không nên cho rằng các trường đại học tư nhân là thách thức hơn dựa trên điểm này. Họ phải kiểm tra dù làđại học tư nhân hay công lập, mang đến chất lượng giáo dục ra sao. Sau tất cả, họ phải đảm bảo rằng những gì họ nhận được xứng đáng với số tiền họ phải chi trả.
#8 Thời gian tốt nhất để ghé thăm các trường là khi bạn đã được nhận vào.
Thực tế: KHÔNG! Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Hãy tưởng tượng thế này: bạn nộp đơn xin vào một trường đại học mà bạn muốn đăng ký và bạn được chấp nhận. Bạn đang rất vui vì bạn đã có một chỗ trong trường đại học đó, nhưng bạn không hề biết trường bạn nằm ở đâu, xung quanh có những gì. Khi bạn nhận được vào đó và thấy rằng điều này là không như những gì bạn mong đợi, tất cả sự phấn khích sẽ sớm biến thành đau khổ và ác mộng. Để tránh điều này, hãy nỗ lực để kiểm tra các trường đại học và môi trường xungquanh trước khi gửi đơn xin nhập học của bạn. Nếu bạn có một cơ hội, hãy tham quan nơi này một lần nữa sau khi bạn đã được nhận.
#9 Mọi thứ sẽ khá hơn khi bạn là sinh viên khoá trên.
Thực tế: Sự thật là, bạn có nhiều trách nhiệm hơn và ít tự do hơn so với đàn em của mình khi bạn lớn hơn. Và bạn không thể được vô tư và phù phiếm nữa so với khi bạn cong là sinh viên năm nhất. Bạn có trách nhiệm lớn hơn, chẳng hạn như là đại diện của lớp hoặc nắm giữ các vị trí quan trọng trong các tổ chức và các câu lạc bộ. Nhiều người sẽ quan sát những gì bạn làm và cách bạn hành động, đặc biệt là đàn em của bạn. Bạn là người họ tôn trọng và tìm đến, nên suy nghĩ nhiềuhơn trước khi hành động. Đừng để bất cứ điều gì ngớ ngẩn hủy hoại hình ảnh hoặc sức ảnh hưởng của bạn.
#10 Đại học không phải là thế giới.
Thực tế:Ai nói như vậy? Những năm đại học rất quan trọng vì bạn sẽ trải qua nó một mình, không có cha mẹ ở bên.
Bạn sẽ phải sống xa gia đình, và trong những tuần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy rất nhớ nhà. Nhưng, cuối cùng bạn phải học cách tự lập. Cuộc sống đại học là một nền tảng tốt, huấn luyện bạn sống và làm mọi thứ một mình. Nói cách khác, đại học chuẩn bị bạn cho thế giới thực. Nhưng bạn không hề cô độc, những người bạn đại học sẽ luôn bên bạn trên con đường này. Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề hoặc khó khăn, đừng ngại nhờ cậy sự giúp đỡ từ bạn bè -. Sau khi tất cả, họ ở đó vì bạn
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ