6 thông tin "bỏ túi" dành cho bạn trước khi học đại học ở Pháp
August 30, 2018
EasyUni Staff
Pháp là điểm đến lý tưởng dành cho sinh viên Quốc tế. Chỉ riêng trong năm 2014-2015, số lượng du học sinh ở Pháp đã lên đến 298.000 (theo Viện nghiên cứu Dự án Giáo dục Quốc tế Atlas.
Nếu bạn đang xem xét học cử nhân tại Pháp, hãy nghía qua 6 điều cần biết dưới đây để giúp cuộc hành trình du học của mình "dễ thở" hơn nhé.
1. Pháp có một tổ chức chuyên làm việc với sinh viên Quốc tế.
Tổ chức này có tên gọi là Campus France với hơn 200 văn phòng trên toàn cầu. Campus France sẽ giúp bạn trong việc làm hồ sơ nhập học và hồ sơ thị thực. Ngoài ra, còn có các thông tin khác như hỗ trợ tài chính và nhà ở.
Daria Plantak, giám đốc quan hệ công chúng tại văn phòng quốc tế của Đại học Burgundy, cho biết học sinh nên bắt đầu tìm hiểu về quy trình nhập học và thông tin về trường trước một năm hoặc lâu hơn nữa. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt kịp thời thông tin về thời hạn, chứng nhận ngôn ngữ hay thị thực (nếu có yêu cầu).
2. Tại Pháp, sinh viên quyết định về việc học của bản thân từ rất sớm
Chương trình đại học của Anh chỉ kéo dài 3 năm thay vì 4 năm như chúng ta vẫn nghĩ. Chính vì sự "đánh nhanh rút gọn" này mà sinh viên thường quyết định từ rất sớm để kịp thời làm thủ tục.
Nathalie Janin, giám đốc điều hành các vấn đề quốc tế và đối ngoại tại Đại học Grenoble Alpes cho biết các trường đại học tại Pháp rất có chất lượng và đa dạng tùy chọn. Đây là cơ hội tuyệt vời để nâng cao kiến thức và kỹ năng trong hầu hết các lĩnh vực và sinh viên ý thức được lợi ích của nó.
3. Học phí khá "hời" tại các trường công lập
Mức học phí tại các trường đại học công lập của Pháp được thiết lập bởi chính phủ đều giống nhau cho sinh viên trong nước và quốc tế. Năm 2015-2016, học phí cho một khóa đại học là 184 euro, khoảng $200, theo Campus France. Sinh viên phải trả tiền nhiều hơn tại các trường đại học tư nhân - từ 3.000 đến 10.000 euro, khoảng $3,300 đến $11,200 mỗi năm.
4. Tất cả sinh viên cần phải có bảo hiểm y tế.
Đối với sinh viên đến từ các nước khu vực kinh tế châu Âu (EEA), một thẻ bảo hiểm y tế châu Âu hoặc các kế hoạch cá nhân nhất định đã đủ. Tuy nhiên, sinh viên từ bên ngoài EEA sẽ phải trả tiền bảo hiểm qua hệ thống an sinh xã hội sinh viên Pháp. Quỹ an sinh xã hội hỗ trợ cho một sinh viên thời điểm 2015-2016 là 215 euro, khoảng $243.
5. Sinh viên có thể nhận được sự giúp đỡ trả tiền thuê nhà.
Sinh viên quốc tế ở Pháp có thể nộp đơn xin hỗ trợ tiền nhà ở từ chính phủ. Số tiền viện trợ bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào chi phí thuê nhà và các nguồn lực tài chính của bạn.
6. Bạn có thể làm thêm khi đang học
Luật của Pháp cho phép sinh viên quốc tế làm thêm khi đang đi học. Sinh viên từ các nước EEA không bị giới hạn về số lượng việc làm, nhưng sinh viên từ bên ngoài của khu vực này chỉ có thể làm việc bán thời gian và lên đến khoảng 60% giờ toàn thời gian (theo Campus France).
>> Đây là lần đầu bạn đi học xa nhà? Hãy lưu ý những điều sau
Theo như nhận định chung của những ai từng học tại Pháp, thì việc kiếm được một văn bằng đại học ở Pháp đối với một sinh viên quốc tế là một trải nghiệm đầy thách thức nhưng bổ ích.
Nguồn: US News
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ