Bạn muốn trở thành luật sư? Hãy xem bạn có thể làm việc ở đâu nhé!
November 11, 2017
EasyUni Staff
Các văn phòng luật:
Các luật sư làm việc tại các văn phòng luật thường đại diện và giải quyết các vấn đề pháp lí cho khách hàng tìm đến họ. Mỗi khách hàng đều có các nhu cầu khác nhau, vì vậy, luật sư cần tiếp cận, lắng nghe những điều họ muốn và thực hiện công việc cần thiết tùy theo yêu cầu đó
Nếu bạn mới bắt đầu vào nghề, bạn sẽ được biết đến với tư cách “phụ tá”. Sau khi làm việc một thời gian , bạn sẽ có đủ điều kiện được thăng chức trở thành “cộng sự”. Khi đã trở thành cộng sự với một đồng nghiệp khác, bạn sẽ cùng họ quản lí văn phòng luật. Các văn phòng này rất đa dạng về quy mô và số lượng phụ tá đang làm việc. Bạn nên chuẩn bị tinh thần làm việc dài hơi.
Tư vấn doanh nghiệp
Tại các doanh nghiệp tư nhân, các luật sư thường được biết đến với tư cách cố vấn nội bộ. Bạn sẽ trở thành luật sư của một công ty và họ cũng chính là khách hàng duy nhất của bạn. Luật sư có trách nhiệm tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề pháp lí; giải quyết hợp đồng, quan hệ giữa các nhà đầu tư và những vấn đề khác. Nói một cách đơn giản, công việc của bạn là trợ giúp cho khách hàng trong các vấn đề thương nghiệp. Những người mới tốt nghiệp ngành Luật thường không chọn khởi nghiệp tại đây bởi họ còn thiếu những điều kiện tiên quyết trong kinh doanh cũng như những hiểu biết pháp luật
Chính quyền
Nếu lựa chọn làm việc trong các ngành quản lí nhà nước, bạn có khả năng làm việc ở ba cấp độ: địa phương, vùng và Trung ương. Bạn cũng có thể hành nghề công tố, luật sư công, cán bộ điều hành, lập pháp hay luật sư chỉ định. Bạn có thể đại diện cho chính quyền (công tố) hay những bị cáo không có đủ điều kiện thuê luật sư riêng (luật sư công). Bạn cũng có thể khởi thảo các nghiên cứu, dự luật, các quy định khi bạn là một luật sư trong lĩnh vực lập pháp và thực thi pháp luật
Làm việc vì lợi ích cộng đồng
Bạn sẽ tập trung và những vụ án và sự việc có quan hệ mật thiết đến cộng đồng nếu bạn thực sự lựa chọn lĩnh vực này. Thỉnh thoảng, bạn sẽ làm việc với khách hàng có hoàn cảnh khó khan hoặc có thu nhập thấp. Bạn cũng có thể làm việc trực tiếp với khách hàng và cho họ những lời khuyên pháp lí trong những vấn đề như nhà ở, nhập cư, việc làm, phân biệt chủng tộc và giáo dục. Một số luật sư công cộng làm việc cho các tổ chức đang cố gắng mang lại sự thay đổi đối với pháp luật và xã hội
Tư pháp
Rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ làm công việc thư kí cho thẩm phán. Công việc của bạn khá đa dạng nhưng sẽ gồm có việc thực hiện nhiều nghiên cứu, tham khảo và tóm tắt các vấn đề pháp luật, soạn thảo biên bản ghi nhớ; và quan sát quá trình diễn ra nơi pháp đình. Kinh nghiệm làm trợ lí của bạn sẽ được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng và có thể làm bàn đạp đến những vị trí cao hơn trong cả môi trường quốc lập lẫn tư nhân.
Tất cả các luật sư đều có một cơ hội mong manh để trở thành thẩm phán. Họ thường không được chọn nếu chưa có đủ kinh nghiệm trong ngành. Họ cần làm việc ở lĩnh vực này khá lâu trước khi nhìn thấy cơ hội đó.
Học thuật
Nếu bạn có bằng Luật học, bạn cũng có thể tham gia các vị trí giảng dạy, tư vấn hay quản lí. Bạn cũng có thể trở thành giảng viên, quản lí các chương trình luật pháp, tư vấn sự nghiệp hoặc thậm chí tuyển dụng. Hãy luôn nghĩ rằng bạn có thể không làm việc liên quan đến tấm bằng của bạn, và mở rộng lòng với những phạm trù bạn có thể khám phá
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ