Bàn về Fashion Marketing từ góc nhìn của du học sinh
May 06, 2019
EasyUni Staff
Được biết Khương từng học cử nhân tại Đà Nẵng trước khi du học. Vậy khi sang Úc, Khương chọn chương trình Thạc sỹ, sau Đại học hay tiếp tục lấy thêm bằng cử nhân? Có lý do nào cho bạn lựa chọn đó không?
Mình tốt nghiệp chính quy hai bằng, cử nhân ngôn ngữ Anh và cử nhân quản trị kinh doanh, và đi làm một năm ở đài truyền hình Đà Nẵng rồi được học bổng Endeavour Awards ngành PR tại Canberra, Úc. Sau đó, mình được tiếp học bổng Chevening Scholarships sang Anh và học ngành thạc sĩ truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communications) tại đại học West London.
>> Du học ngành Marketing 2019
Về lý do thì chỉ đơn giản là mình muốn học thêm chuyên sâu về ngành Truyền thông và Quan hệ Công chúng. Thời điểm mình còn đi học (tầm hơn mười năm trước), ngành PR ở Việt Nam mới manh múng. Mình làm truyền thông nhưng chủ yếu là tích luỹ từ kinh nghiệm chứ không vững kiến thức nền. Tầm năm ba, mình bắt đầu săn học bổng và may mắn được hai học bổng đi Úc và Anh ở hai năm liên tiếp.
Tại sao Khương lại chọn cho mình quá trình học tập dài như vậy thay vì khởi nghiệp hoặc đi làm?
Lúc được học bổng ở Anh là mình đang bắt đầu hoàn thành dự án cho chương trình PR ở Úc. Lúc học ở Canberra, cô giáo có giúp mình làm rất nhiều dự án thực tế. Khi thực tập, các đàn anh thâm niên trong nghề có khuyên rằng làm ở Úc thì các dự án sẽ chủ yếu trong nước hoặc các nước Châu Á lân cận vì trụ sở chính của các agency lớn hoặc các tập đoàn phần lớn ở Mĩ và Châu Âu. Nhưng làm truyền thông doanh nghiệp ở Châu Âu khá khác vì vậy cần được đào tạo ở một mức độ cao hơn. Lúc đó, tình cờ mình có làm một dự án phiên dịch cho British Council và đúng lúc học bổng Chevening đang mở. Mình nộp thử và được học bổng này vào năm 2013.
>> Top các trường Đại học tại Úc 2019
Học chuyên về Truyền thông, PR nhưng công việc lại luôn gắn với thời trang. Khương nhận ra mình yêu thích thời trang từ khi nào?
Nhiều bạn bè mình cũng hỏi như vậy, mỗi khi mình trả lời, ai cũng không tin. Lý do cũng rất tình cờ. Lúc chọn bằng thạc sĩ, mình nghiên cứu rất nhiều và biết ở Anh có hai dạng trường, một trường thuần về nghiên cứu (research extensive) và thuần về thực hành hoặc giảng dạy (teaching based/practice based). Mình chọn chương trình thạc sĩ nghiêng về thực hành tại Đại Học West London kiêm luôn thực tập. Cô chủ nhiệm cũng là một chuyên viên PR và cô giới thiệu mình tới một agency ở trung tâm để thực tập ba tháng vào năm 2013. Agency chuyên về hai lĩnh vực là giáo dục và luxury. Ba tháng đó, mình chủ yếu trợ giúp mảng Truyền thông xã hội cho các khách hành thuộc giáo dục. Lúc kết thúc khoá thực tập, mình chuẩn bị làm luận văn rồi về nước thì agency của mình thắng một dự án làm thương hiệu cho một công ty thời trang lớn ở New York. Sếp mình ngỏ lời có muốn tiếp tục ở lại và làm dự án này không. Và kể từ đó, mình vừa làm vừa học và tích luỹ thêm kiến thức làm thương hiệu cho thời trang. Dần dần, portfolio của mình dày lên với nhiều dự án về thời trang và luxury hơn.
Hiện nay Khương là giảng viên Fashion Marketing tại Đại học East London và làm PR executive tại Grain Creative. Theo Khương, một người chuyên dạy và làm Fashion Marketing chỉ cần mỗi kiến thức Marketing, hay còn phải am hiểu thời trang như một nhà thiết kế hoặc một fashionista chuyên nghiệp?
Nếu đọc ở trên, bạn có thể thấy là mình bắt đầu sự nghiệp về fashion marketing với tấm bằng về PR/Marketing và kèm theo kinh nghiệm làm thời trang, rồi từ đó mình học nghiệp vụ sư phạm và bắt đầu vừa dạy học vừa làm việc. Tuy nhiên, để làm về Fashion Marketing, tốt hơn hết vẫn nên học một bằng chính quy về Fashion marketing hoặc các ngành tương đương (Fashion management, Fashion business) để có một kiến thức tổng quan và hiểu biết sâu hơn thị trường thời trang. Còn nếu bạn đã hoặc đang học về marketing hoặc business tổng quát, tất nhiên là nên tích luỹ kinh nghiệm thông qua việc cộng tác hoặc thực tập cho một agency về thời trang hoặc một thương hiệu thời trang. Có rất nhiều cách để đạt được mục tiêu, quan trọng là xác định được hướng đi nào phù hợp với bản thân mình. Ngoài ra, thách thức của việc làm thời trang là xu hướng luôn thay đổi, nên bạn phải luôn luôn tìm hiểu các xu hướng mới, các mẫu thiết kế mới và cả những nền tảng truyền thông mới phục vụ cho công việc mình.
Với những bạn trẻ có mong ước làm trong lĩnh vực Fashion marketing, Khương nghĩ họ nên chuẩn bị gì để đi đúng con đường mình thích? (Bằng cấp, kiến thức, kỹ năng…)
Trước hết, bạn phải chọn nơi mình muốn học. Riêng về thời trang, mình nghĩ tốt nhất là học ở Châu Âu - Ý, Pháp hoặc Anh. Paris được biết đến từ lâu với Couture fashion, Milan là cái nôi của thời trang xa xỉ, còn London được mệnh danh là "where style is born" - Nơi khởi nguồn cho phong cách thời trang. Ở Anh hiện tại có hơn ba mươi trường đại học có ngành thời trang. Hơn nữa, học ở những thành phố này, sẽ dễ hơn cho bạn xin thực tập vào năm hai hoặc năm ba.
Về bằng cấp, tốt hơn là nên học một bằng BA chuyên ngành Fashion Marketing. Visa ở Anh gần đây thắt chặt hơn nên tốt hơn cả là tìm một trường cung cấp bằng này với visa đi làm một năm. Khoảng thời gian đó chắc chắn sẽ giúp các bạn tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn và các kỹ năng mềm để làm việc tại phương Tây.
Để bắt đầu nghề nghiệp về thời trang, từ bây giờ các bạn nên tham khảo thêm các website trên mạng làm thế nào để xây dựng một portfolio (hồ sơ năng lực). Gần như trường nào cũng yêu cầu sinh viên trình bày portfolio trước khi được nhận vào học. Rồi đến khi ra trường, đi phỏng vấn, nếu không có portfolio cho nhà tuyển dụng, cơ hội việc làm của bạn sẽ vô cùng thấp
Ngoài ra, tiếng Anh cũng vô cùng quan trọng. IELTS 6.0 chắc chắn là chưa đủ, bạn nên trao dồi từ bây giờ để giao tiếp tốt hơn. Thêm vào đó, hiểu biết về Photoshop, Illustrator và InDesign sẽ là một lợi thế cho những ai học về các ngành sáng tạo.
Hiện nay, các bạn trẻ Việt Nam cập nhật xu hướng thời trang của thế giới nhanh hơn, lĩnh vực Thời trang cũng có nhiều đất hơn cho họ phát triển bản thân. Vậy anh nghĩ những bạn trẻ tốt nghiệp những chuyên ngành liên quan đến thời trang nên quay về nước hay ở lại nước sở tại để phát triển bản thân?
Mặc dù làm ở Anh nhưng mình cũng bay về Việt Nam khá thường xuyên để làm các dự án trong nước. Thị trường Việt Nam, đặc biệt ở hai đầu cầu Sài Gòn và Hà Nội, đang phát triển đến mức chóng mặt. Rất có tiềm năng. Về hay ở là quyết định cá nhận nên mình cũng khó có thể khuyên thế nào cho đúng. Theo quan điểm cá nhân mình, nếu có thể có vài năm kinh nghiệm ở Châu Âu thì sẽ giúp CV của bạn thu hút nhà tuyển dụng hơn. Khi được săn đón rồi, lúc đó bạn hoàn toàn có thể quyết định mình nên đi đâu tiếp theo.
Về dự định trong tương lai gần, Khương có bao giờ nghĩ sẽ về nước khởi nghiệp hay tiếp tục ở lại làm việc?
Hiện tại mình mới đắt đầu làm PhD về thời trang nên tương lai gần sẽ vẫn là ở London. Mình hy vọng sẽ có cơ hội được gặp gỡ và tiếp xúc với các hãng thời gian hoặc các nhà thiết kế thời trang trong nước trong tương lai để phát triển các dự án nào đó, mang kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp phát triển nền công nghiệp này ở Việt Nam mình.
EasyUni rất cảm ơn Khương đã dành thời gian cho bài phỏng vấn này. Chúc anh luôn khỏe và tìm được nhiều niềm vui trong công việc.
Hãy là Thành viên của EasyUni Việt Nam để được cập nhật thông tin Giáo dục nhanh chóng nhất.
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ