Câu chuyện của một người mẹ: Khi con vào đại học
November 11, 2017
EasyUni Staff
Mỗi đứa trẻ đều rất khác biệt. Con lớn của tôi, Brandon, tốt nghiệp đại học Công Nghệ thuộc Hoàng gia Melbourne (RMIT). Cậu bé luôn hiểu những gì nó muốn, bới thể chúng tôi chỉ hỗ trợ con về chỗ ở và những nhu cầu thực tế khác. Cậu bé đã 21 tuổi. Con gái giữa của tôi Sophia là sinh viên năm 2 của trường đại học Stanford và rất tự lập. Chúng tôi chỉ nhắc nhờ con bé phải cân bằng cuộc sống của nó bằng niềm vui và sức khoẻ bên cạnh việc học. Đứa con út của chúng tôi, Sara-ling, là một quý cô trong suy nghĩ của chính cô ấy. Chúng tôi cố gắng hướng cô ấy đến những ưu tiên của chính con bé. Chúng tôi làm điều này bằng cách duy trì những cuộc nói chuyện chung với con bé và giúp nó luôn đi đúng với mục tiêu và hạn định của bản thân.
Không phải một mà là hai trong số những đứa con của bạn đang theo học tại những trường đại học hàng đầu. Phải nói rằng, những căng thẳng, băn khoăn có thể sẽ vượt mức kiểm soát, vậy phải chuẩn bị như thế nào cho hai đứa trẻ cùng một lúc. Làm sao bạn đối phó với điều này?
Sara-ling trúng tuyển 10 trường, trong đó chỉ có 2 trường thuộc top 30, còn lại chỉ là những trường cao đẳng tốt. Theo học một trường đại học ở Mỹ là một quá trình phức tạp, bởi vậy chúng tôi quyết định chọn một trường Cao đăng chuyên nghiệp để giúp chúng tôi kiểm soát được thời gian, hạn chế được những thủ tục phức tạp và đưa ra những định hướng nghề cụ thể. Những điều được nói từ bên thứ ba thường được đứa trẻ tiếp thu dễ dàng hơn là từ chính cha mẹ chúng, mà cụ thể ở đây là các chuyên gia của học viện. Tuy vậy, chúng tôi cũng dành ra mọi ngày cuối tuần trong suốt 6 tháng để thảo luận và tìm kiếm một trường đại học phù hợp.
(Nguồn ảnh: sheknows.com)
Con cái của bạn sẽ phải chịu những sức ép tâm lý khi chúng nộp đơn và chờ đợi kết quả từ các trường. Bạn có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh để làm cách nào giúp chúng trải qua giai đoạn này?
Như bạn biết, đây là một quá trình mang tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là đối với những Ivy league, nơi hơn 90% người nộp đơn bị từ chối, bởi vậy điều này còn phụ thuộc vào yếu tố may mắn. Quan trọng là sinh viên lựa chọn một loạt các trường đại học khác nhau, nhưng trong đó phải có ngành họ tìm kiếm và cảm thấy có thể thích nghi với môi trường đó. Thông điệp quan trọng mà chúng tôi đem đến cho những đứa trẻ của mình là việc không được nhận vào trường mà chúng chọn không phải là một sự thất bại, động viên chúng cố gắng hết mức có thể.Trên thực tế, quan trọng là bạn phải đảm bảo con bạn hiểu rằng điều làm nên giá trị của con không phải là trường con được chọn mà là những kinh nghiệm, những bài học con thu được khi theo học tại trường, cho dù có là Ivy league hay không.
Bạn có lên kế hoạch cho những đứa trẻ của mình theo đuổi các trường Cao đẳng chuyên nghiệp hay các trường đại học hàng đầu trước khi chúng chào đời không? Chẳng hạn như quá trình từ từ hoặc có thể thể là những mong ước của trẻ?
Không hề. Thật ra, chúng là công dân Đan Mạch, chúng có thể học đại học miễn phí tại Đan Mạch và được giảm học phí ở Vương quốc Anh, nhưng cho đến khi Sophia lớp 10, kế hoạch vẫn là như vậy. Tuy nhiên, những người bạn ngườii Châu Âu của chúng tôi lại chọn gửi con của họ đến Mỹ và sau khi tìm hiểu về nền giáo dục Mỹ, chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ vào phút cuối và không hối tiếc về nó, mặc dù nó đòi hỏi nhiều thời gian và quá trình đấu tranh tư tưởng. Chúng tôi đã thăm 60 trường đại học tại Anh và Mỹ.
Không thể phủ nhận rằng, thành tích học tập của con phụ thuộc phần lớn vào bản thân con trẻ nhưng điều quan trọng là cha mẹ phải tích cực tham gia vào đời sống học tập và nghiên cứu của trẻ. Làm thế nào để bạn can thiệp được vào việc học của con và định hướng chúng từ khi còn ở độ tuổi thiếu niên cho đến bây giờ?
Chúng tôi tin rằng, 10 năm đầu tiên quyết định những năm tháng trưởng thành của con mình và đây là thời điểm mà cha mẹ cần hướng dẫn và truyền đạt những giá trị cốt lõi cho chúng. Khi con vào trung học, quan điểm của con quan trọng hơn. Nếu chúng đã tìm thấy mục đích trong cuộc sống của chúng và có thể có những suy nghĩ, thế giới quan của chính chúng. Chúng sẽ tự có những quyết định riêng mà không cần quá nhiều sự can thiệp mang tính “giáo huấn”. Dù vậy, đừng tìm cách ngăn chúng, hay dập tắt những suy nghĩ của chúng. Quan trọng nhất là không khiến việc học tập trở nên nặng nề và áp lực. Bất cứ khi nào có thể, chúng tôi đều kết hợp trau dồi kiến thức với những hoạt động ngoại khoá, hội hè,hoặc thậm chí thảo luận ngay trong bàn ăn tối, tuy nhiên cần tiết chế và cân bằng, khiến chúng hứng thú và vui vẻ chứ đừng biến những kì nghĩ trở thành những nỗi khiếp sợ với con trẻ.
(Nguồn ảnh: englishemporium.wordpress.com)
Bạn có bí quyết nào để chia sẻ với các bậc phụ huynh và những sinh viên tương lai đang chờ đợi hồi đáp từ các trường đại học?
Hãy chuẩn bị sớm cho các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học (SAT, ACT). Hãy tim kiếm những trường đại học tiềm năng, tìm hiểu về sở thích và đam mê, theo dõi điểm học tập của bạn trong các kì sát hạch, chọn một trong 6 cân nhắc, chứng minh bạn thật sự quan tâm và có đam mê với lĩnh vực mà bạn mong muốn được đào tạo tại trường. Hãy giữ gìn sức khoẻ! Những trường đại học tại Mỹ luôn đánh giá lý lịch của bạn từ lớp 9 và thông qua đó tìm hiểu sự nhất quán trong đam mê của bạn.
Câu chuyện trích từ ấn phẩm EasyUni Guidebook 1
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ