Hành trình sự nghiệp của sinh viên khối ngành Dịch vụ
August 29, 2018
EasyUni Staff
Ngành dịch vụ sẽ giúp con đường phát triển sự nghiệp của bạn năng động, sôi nổi. Có rất nhiều cơ hội để bắt đầu làm việc theo cách của bạn từ cấp thấp lên cấp quản lý. Bạn chỉ cần đặt mục tiêu và đạt được những kinh nghiệm phù hợp và làm việc chăm chỉ. Con đường phát triển sự nghiệp trong ngành Dịch vụ rất đa dạng. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực nào đó có thể qua lĩnh vực khác trong ngành dịch vụ. Ví dụ, một người quản lý có thể chuyển công việc tại một câu lạc bộ để sang làm quản lý tại nhà hàng. Hoặc họ có thể chuyển sang một công việc khác trong cùng một lĩnh vực như làm quản lý khách sạn.
Những người ở vị trí trung cấp và cấp quản lý phải được đào tạo chuyên ngành và có bằng cử nhân. Ví dụ, ứng cử viên cho quản lý khách sạn và vị trí điều hành có thể cần có bằng cấp trong quản lý hoặc quản lý khách sạn. Vị trí quản lý nhân sự có thể yêu cầu có bằng cấp trong kinh doanh, nguồn nhân lực. Bằng cấp ngành dịch vụ có thể làm việc trong ngành quản lý du lịch, nghệ thuật ẩm thực, tiếp thị, quan hệ công chúng và quản lý khách sạn.
Ngoài việc có nhiều cơ hội việc làm, sự nghiệp trong ngành dịch vụ không chỉ giúp bạn có cuộc sống tốt mà còn là cơ hội để làm việc trong một môi trường năng động. Bên dưới là một số trong những con đường sự nghiệp hàng đầu (nhưng không giới hạn) trong ngành dịch vụ .
Tổng Giám đốc Khách sạn
Trách nhiệm của họ là điều hành tất cả mọi thứ liên quan đến các hoạt động và khả năng tồn tại của khách sạn, tạo ra các tiêu chuẩn cho việc quản trị nhân sự và hoạt động, dịch vụ cho khách hàng, giá phòng, quảng cáo.
Vị trí này cần có một bằng cử nhân quản trị kinh doanh, với một số kinh nghiệm về kế toán, quản trị khách sạn, kinh tế, marketing, quản gia, quản lý dịch vụ thực phẩm và bảo trì khách sạn và kỹ thuật, cũng như kiến thức về máy tính và phần mềm liên quan đến khách sạn.
Vài nét về kỹ năng quản lý cần thiết bao gồm dịch vụ khách hàng, kỹ năng giao tiếp, quản lý, lãnh đạo và các kỹ năng lắng nghe, tổ chức và giải quyết vấn đề.
Trưởng bộ phận tiếp tân
Đảm bảo phòng luôn đáp ứng mong đợi của khách và luôn chào đón khách hàng. Họ phải trực tiếp thuê, huấn luyện và lên lịch làm việc cho nhân viên. Các nhiệm vụ khác bao gồm giám sát đặt phòng, sắp xếp phòng và xử lý thanh toán và tài khoản. Trưởng phòng tiếp tân cũng trả lời khiếu nại của khách hàng và đảm bảo rằng các nhân viên đáp ứng yêu cầu đặc biệt của khách hàng .
Chương trình học ngành Dịch vụ bao gồm các môn học trong kế toán, tiếp thị, quản lý bộ phận phòng, kinh tế, quản lý khách sạn và bảo trì. Một số khách sạn đào tạo cho các nhà quản lý các khóa học phù hợp với nhu cầu ví dụ như phần mềm đặt phòng.
Trưởng phòng tiếp tân thường có được vị trí này sau khi có nhiều kinh nghiệm làm việc. Quản lý cấp trên có thể lựa chọn những nhân viên chứng minh được khả năng lãnh đạo và thái độ phục vụ khách hàng. Kinh nghiệm làm việc với các khách hàng trong khách sạn sẽ giúp bạn trau dồi kỹ năng phục vụ khách hàng, giao tiếp, lắng nghe, tổ chức, quản lý thời gian, và giải quyết vấn đề.
Trưởng bộ phận nhà hàng và quầy uống
Chịu trách nhiệm về hoạt động tổng thể cho nhà hàng, quán bar. Trưởng bộ phận nhà hàng và quầy uống phải thuê nhân viên, mua lương thực và vật dụng và chắc chắn rằng tất cả nhân viên được đào tạo về việc chuẩn bị thực phẩm thích hợp, hợp pháp trong việc phục vụ đồ uống có cồn, an toàn nhà bếp và có sức khỏe đạt tiêu chuẩn .
Bằng cử nhân về quản lý dịch vụ ăn uống ngày càng trở nên có giá trị. Các kỹ năng cần thiết cho công việc này là kỹ năng quản lý gồm quản lý thực phẩm, đồ uống, quản lý chi phí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và nhiều hơn nữa. Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng nhằm giải quyết các xung đột về quyền lợi giữa các nhân viên, những điều này có thể làm giảm chất lượng dịch vụ nếu không được giải quyết. Họ cũng cần sức chịu đựng bởi vì họ có thể làm việc nguyên ngày trong môi trường bếp nóng. Ngoài ra kỹ năng nói cũng rất cần thiết khi giao tiếp với nhân viên.
Trưởng phòng kinh doanh khách sạn
Chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm khách hàng cho khách sạn. Họ làm việc với các nhà quản lý cấp cao hoặc chủ sở hữu để lập kế hoạch chương trình khuyến mãi bán hàng, thiết lập mục tiêu bán hàng và huấn luyện nhân viên.
Doanh nghiệp thường tìm kiếm những ứng viên có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ kinh doanh. Khóa học kinh doanh toán học như kinh tế, kế toán, thống kê, bán hàng, và tài chính dành cho các nhà quản lý khách sạn tương lai. Kỹ năng lãnh đạo, kỷ lục bán hàng được công nhận và kinh nghiệm thuyết trình sẽ giúp trưởng phòng kinh doanh khách sạn đạt được thành công trong công việc căng thẳng này. Đôi khi, họ phải làm việc nhiều hơn tuần bốn mươi giờ. Họ phải đi công tác tại địa phương, vùng miền và toàn quốc để tìm kiếm khách tiềm năng và gặp đối tác để thảo luận về kinh doanh. Di chuyển từ nơi này đến nơi khác để làm việc là chuyện thường xảy ra, vì vậy các trưởng phòng kinh doanh khách sạn luôn thoải mái chuyển nơi ở nếu cần thiết.
Bếp trưởng
Chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của sản xuất lương thực, trong đó có kế hoạch thực đơn, thu mua, chi phí, và lập kế hoạch lịch trình làm việc. Chương trình Cử nhân nghệ thuật ẩm thực kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo thực hành trong nhà bếp phục vụ ăn uống với đầy đủ quy mô. Học viên được giảng dạy bởi các đầu bếp chuyên nghiệp và được đào tạo ở tất cả các khía cạnh của nghệ thuật ẩm thực, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và sản xuất. Công việc này đòi hỏi lãnh đạo các nhân viên nhà bếp, cũng như các kỹ năng tổ chức như nhà bếp cần phải được làm việc một cách hệ thống và chuẩn bị cho dự phòng. Sáng tạo là điều quan trọng để tạo ra độc đáo và đáng nhớ cho thực khách. Hầu hết nhà hàng đòi hỏi bếp trưởng kinh nghiệm tối thiểu từ bảy đến tám năm và khả năng quản lý giá cả thực đơn và hàng tồn kho, dẫn dắn nhân viên và kỹ năng nấu nướng tốt. Hầu hết các bếp trưởng đều tốt nghiệp từ một viện ẩm thực.
Tổng Giám đốc Casino
Thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo hoạt động hiệu quả của sòng bạc trong khách sạn. Nếu bạn làm công việc này, nhiệm vụ chính của bạn sẽ bao gồm việc đảm bảo rằng các sòng bạc và tất cả các nhân viên của mình thực hiện theo quy định của chính phủ và việc bảo đảm các sòng bạc kiếm được lợi nhuận. Bạn g sẽ có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, vòng vấn và giám sát nhân viên. Bạn có trách nhiệm cho việc tạo hoặc phê duyệt lịch trình làm việc. Đặc biệt là những người thích casino hay mến khách thì khóa học quản lý cần thiết cho công việc này.
Trưởng bộ phận tạp vụ
Điều phối và giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến lưu trữ thực phẩm. Một trưởng bộ phận tạp vụ có nhiệm vụ nhận, lưu trữ, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực phẩm cũng như tất cả các nhà cung cấp khác có liên quan đến bộ phận chế biến ăn uống trong một khách sạn. Chức vụ này có bằng cử nhân trong ngành dịch vụ hoặc quản lý khách sạn, và phải có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành khách sạn.
Trưởng bộ phận tạp vụ của khách sạn phải có những kỹ năng giao tiếp tuyệt vời và kỹ năng lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo, trưởng bộ phận tạp vụ sẽ giải quyết vấn đề và xử lý tất cả các tình huống có thể phát sinh tại nơi làm việc. Họ phải có kỹ năng tổ chức tốt và có một kiến thức toàn diện về các hoạt động dịch vụ thực phẩm của một khách sạn.
Quản lý vệ sinh
Giám sát các hoạt động của nhân viên dọn phòng và nhân viên vệ sinh để đảm bảo sạch sẽ cho những nơi như: khách sạn, nhà nghỉ, bệnh viện, trường học và các tòa nhà chính phủ. Một số nhà quản lý vệ sinh làm việc cho các công ty vệ sinh hoặc là tự làm chủ. Nhiệm vụ của người quản lý vệ sinh có thể bao gồm việc thuê nhân viên, phân công công việc, kiểm tra, làm việc, mua vật tư vệ sinh, giải quyết các khiếu nại và đào tạo nhân viên.
Họ cần có tối thiểu là bốn năm kinh nghiệm trong tất cả các khía cạnh của vệ sinh và có ít nhất hai năm kinh nghiệm giám sát. Ngoài ra, họ cần có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng, thay đổi mục tiêu và hướng phát triển một cách nhanh chóng và có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, cũng như có kiến thức về hệ thống quản lý phòng là cần thiết.
Các lựa chọn khác cho sinh viên
Lựa chọn một trình độ đại học không phải là việc dễ dàng và khi tốt nghiệp là một thành tựu lớn, đặc biệt là trong ngành dịch vụ khi nó đòi hỏi cam kết làm việc. Dịch vụ là một ngành công nghiệp có thể làm ở nhiều lĩnh vực với các khóa học cung cấp song song với thực hành. Việc đào sâu vào kiến thức giúp sinh viên tốt nghiệp có được nhiều kinh nghiệm trước khi hoàn tất khóa học đại học, giúp họ dễ dàng vào một vị trí tốt khi tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Ngành dịch vụ là tập trung vào việc đảm bảo rằng khách hàng trải nghiệm một thời gian tuyệt vời. Sinh viên chuyên ngành dịch vụ có thể chọn từ nhiều lĩnh vực khác nhau trên con đường sự nghiệp tập trung vào dịch vụ khách hàng. Mặc dù bằng cử nhân ngành dịch vụ có thể giúp bạn làm ở các vị trí quản lý, nhưng bạn có thể sẽ làm ở vị trí nhân viên. Biết một vài các lựa chọn nghề nghiệp phổ biến cho các chuyên ngành dịch vụ có thể giúp bạn chọn con đường sự nghiệp tốt nhất cho bạn.
>>Học Quản trị Nhà hàng - Khách sạn tại Canada
>>Du học ngành quản trị khách sạn tại Malaysia - Đại học Taylor
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ