Tải ngay 6 phần mềm miễn phí ứng dụng Quản lý sự căng thẳng
November 11, 2017
EasyUni Staff
Việc học ở trường, các kì thi và các hoạt động xã hội, khiến bạn có thể bị quá sức bởi những đòi hỏi từ thói quen hàng ngày bận rộn của chính bạn. Theo khảo sát tại website, Mayo Clinic, các triệu chứng căng thẳng không được quản lý có thể ảnh hưởng đến cơ thể, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chúng ta, cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến một số ảnh hưởng thể chất nghiêm trọng như suy yếu hệ thống miễn dịch, dễ hoảng sợ, khó tập trung... Vì vậy, việc quản lý những căng thẳng thật sự cần thiết mỗi ngày, bất kể bạn chọn tham gia những hoạt động vui vẻ theo sở thích hay sử dụng những ứng dụng điện thoại hỗ trợ bạn.
1.Pacifica
(Nguồn ảnh: itunes.apple.com)
Ứng dụng dành cho: IOS / Android
Ứng dụng này được phát triển dựa trên các liệu pháp quản lí hành vi nhận thức từ đó phân tích để tìm hiểu những gì làm cho bạn lo lắng và gia tăng căng thẳng.
Công cụ thông minh này cũng kiểm soát thói quen hàng ngày của bạn bằng những thông báo dạng văn bản hoặc âm thanh để bạn có thể thiết lập những mục tiêu và bài tập về cảm xúc để phá vỡ chu kỳ của những cảm xúc tiêu cực.
2.Self-Help Anxiety Management (SAM)
(Nguồn ảnh: itunes.apple.com)
Ứng dụng dành cho: IOS / Android
Ứng dụng giúp giảm căng thẳng này giúp phát hiện nguồn gốc của sự lo lắng và căng thẳng của bạn. Nó cũng khuyến cáo những kế hoạch quản lý stress để giúp bạn đối phó với chúng.
Bạn có thể tìm hiểu những kĩ thuật thư giản thể chất và tinh thần và áp dụng chúng thông qua ứng dụng di động này, Ngoài ra, nó còn cho phép theo dõi sự tiến bộ của chính bạn thông qua đồ thị kiểm soát căng thẳng.
3.Breathe 2 Relax
(Nguồn ảnh: itunes.apple.com)
Ứng dụng dành cho: IOS / Android
Bạn có biết rằng ngay cả việc kiểm soát hơi thở của bạn cũng là một bài tập rèn luyện, nó có thể giúp đánh tan cơn căng thẳng trong các sự kiện quan trọng? Tìm hiểu kĩ thuật thở thích hợp sẽ giúp bạn kiểm soát được hơi thở của mình – bạn có thể đối phó với những nguyên nhân dẫn đến stress với nhịp độ từ từ! Ứng dụng này chỉ cho bạn cách để bạn bình tĩnh thông qua việc kiểm soát việc hít vào và thở ra của bạn.
4.Happify
(Nguồn ảnh: itunes.apple.com)
Ứng dụng dành cho: IOS / Android
Bạn muốn huấn luyện cho não bộ của mình và học cách thoả hiệp với những căng thẳng cùng lúc? Đây là ứng dụng 2 trong 1 được sáng tạo dựa trên việc cải thiện tâm trạng và cách nhìn nhận của bạn đối với thế giới.
Bằng cách nào? Nó cho phép bạn thiết lập các mục tiêu cụ thể và cung cấp cho bạn những lời khuyên để đạt được mục tiêu của mình. Trong ứng dụng đa năng này, bạn có thể chơi trò chơi, đăng tải một điều gì đó, và thực hành các bài tập nhất định để cải thiện sức khoẻ của bạn.
5.Relax Melodies
Ứng dụng dành cho: IOS
Bạn gặp vấn đề với giấc ngủ ban đêm? Bạn không hề quá già để mà mắc chứng mất ngủ. Đây là ứng dụng có hơn 40 giai điệu giúp thư giản để bạn lắng nghe trước giờ đi ngủ. Hơn thế nữa, bạn còn có thể trải nghiệm một danh sách những khúc nhạc dịu nhẹ và những giai điệu, hướng dẫn thiền định.
Thiết lập bộ đếm thời gian, cho phép đoạn nhạc hoặc âm thanh có thể dừng chơi sau một thời gian cụ thể, hoặc như một đồng hồ báo thức đánh thức bạn dậy.
6.The Worry Box
(Nguồn ảnh: play.google.com)
Ứng dụng dành cho: Android (iOS: worry watch)
Vâng, bạn có thể chỉ cần đặt tất cả những lo lắng và căng thẳng vào một chiếc hộp cụ thể ở đây là ứng dụng có tên nêu trên. Chỉ đơn giản là ghi âm lại tất cả những vấn đề của bạn vào chiếc hộp, rũ bỏ chúng và sau đó là nghĩ thông suốt về chúng.
Chiếc hộp cũng giới thiệu cho bạn những phương thức quản lý lo lắng không kiểm soát được bên cạnh đó còn cung cấp cho bạn những cách nhằm tiếp cận vấn đề những quan điểm, khía cạnh khác nhau.
( Nguồn ảnh bìa: inloox.com)
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ