Trump – Tổng thống đời 45 của Hoa Kỳ có khả năng thay đổi nền giáo dục Hoa Kỳ như thế nào?
November 11, 2017
EasyUni Staff
Trump đã chính thức được bầu chọn làm thống thống nhiệm kỳ thứ 45 của Hoa Kỳ sau một quá trình bầu cử căng thẳng và hồi hộp. Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây, Trump và những chính sách trên cương vị sắp tới của ông vẫn sẽ còn là đề tài nóng hổi gây tranh cãi gay gắt không chỉ với nội bộ nước Mỹ mà còn thế giới.
Những chính sách mà Trump để cập đến khi tranh cử, trong đó có giáo dục đang gây nhiều sự quan tâm của xã hội khi mà nước này là quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới và tập trung số lượng sinh viên Quốc tế lớn nhất.
Nếu bạn đang có dự định du học Mỹ thì hãy cùng xem qua những chính sách mà vị tổng thống mới này có khả năng sẽ áp dụng trong thời gian gần nhất.
1. Cắt giảm hoặc loại bỏ Bộ giáo dục (Department of Education) ra khỏi nội các Hoa kỳ
Đây không phải là chủ trương mới của đảng Cộng Hòa tính đến thời điểm hiện nay. Bộ giáo dục là cơ quan có quy mô quyền lực thấp nhất nằm trong nội các của Chính phủ Liên bang Hoa kỳ với quỹ giáo dục cung cấp hơn 250 chương trình hỗ trợ nghiên cứu Giáo dục, Nghệ thuật tại các trường công lập, tài trợ cho các sinh viên thu nhập thấp, chương trình giáo dục sớm… Việc cắt giảm hoặc loại bỏ Bộ giáo dục sẽ không chỉ cắt giảm kinh phí cho các sinh viên thu nhập thấp và học sinh có nhu cầu đặc biệt mà còn khiến cho hàng ngàn sinh viên không được hưởng gói tài trợ tài chính không bồi hoàn (Pell Grants) và chặn ngay giấc mơ Mỹ của họ. Trump cũng cho rằng chính phủ không nên kinh doanh bằng việc cung cấp các khoản vay cho sinh viên mà hãy dành nó cho ngân hàng tư nhân.
Thêm nữa, việc cắt giảm Bộ giáo dục cũng nằm trong ý định gỡ bỏ 70% các quy định liên bang của Trump. Ông luôn tin rằng việc nội bộ của các bang không nên bị can thiệp quá sâu từ Chính phủ Liên bang.
Trump - chủ nhân của những chính sách đang gây nhiều tranh cãi
2. Chống lại tiêu chuẩn giáo dục Common Core
Common Core là một tập hợp các tiêu chuẩn học tập cao về toán và văn được thiết kế để chuẩn bị tốt hơn cho học sinh vào đại học, công việc làm và đời sống.
Đây là ý tưởng được khá nhiều người đồng tình của Trump. Ông cho rằng chính quyền liên bang không nên can thiệp quá sâu vào việc quản lý giáo dục cho con em công dân. Ngoài ra, chính phủ liên bang không có quyền cưỡng bức hay áp đặt bất kỳ tiêu chuẩn nào của Common Core bằng cách sử dụng Đạo luật Tiểu học và Trung học. Với ông, Common Core là một thảm họa, vì nó đã đặt ra một tiêu chuẩn chung cho học sinh Mỹ mà không quan tâm đến sự khác biệt của từng bang, từ đặc trưng vùng miền cho đến văn hóa giáo dục.
4. Bỏ ViSA J1
J1 là VISA dành cho các cá nhân tham gia vào các chương trình trao đổi, giao lưu hoặc đào tạo. Chương trình được ban hành để thúc đẩy thiện chí Quốc tế qua trao đổi, giao lưu văn hóa. Người có visa J-1 có thể tham gia vào nhiều loại chương trình bao gồm chương trình của chính phủ, học thuật hoặc tư nhân. Chương trình này đã thu hút hơn 300.000 người đến từ Ireland chỉ trong năm 2014, đặc biệt là sinh viên.
Việc bỏ VISA J 1 được xem là một trong những cách mà ông gây ảnh hưởng đến Ireland.
Những chủ trương trên của Trump đã gây ra nhiều tranh cãi trong ngay cả trong và ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, nhìn chung, nó sẽ không gây bất lợi cho sinh viên như chúng ta vẫn nghĩ vì một không bất cứ Quốc gia nào từ chối bạn nếu bạn có thực lực và chứng minh được điều đó, và nước Mỹ dưới thời của Trump cũng vậy. Hơn nữa, ngay thời điểm mà mọi thứ chỉ dừng lại ở lời nói và không có gì chắc chắc những điều này sẽ chính thức được thực thi khi quyền lực của tổng tống không là tất cả.
Dù sao đi nữa, nếu bạn vẫn còn ý định du học Mỹ thì hãy đăng ký tại đây để chúng tôi tư vấn cho bạn tất tần tật thủ tục làm hồ sơ, trong đó có quy trình làm VISA và chứng minh tài chính.
Kickstart your education in Malaysia
We'll help you find and apply for your dream university
You might be interested in...
- Làm thế nào để giảm căng thẳng cho tân sinh viên Đại học 2019?
- Không thi Đại học 2019: Bạn vẫn sẽ thành công chứ?
- Du học sinh Mỹ cần làm gì để có thể ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp?
- Đừng hỏi lớn lên con muốn làm gì!
- Việt Nam hiện có 30.960 sinh viên đang học ở Mỹ
- Những việc cần làm sau khi bạn bị từ chối visa du học Mỹ
- Bí quyết ‘săn' việc chuẩn không cần chỉnh của du học sinh Việt tại New Zealand
- 10 quốc gia mà bạn có thể du học MIỄN PHÍ. Đúng! Bạn không nghe lầm!
- 4 điều du học sinh cần biết để ở lại làm việc tại Malaysia sau khi tốt nghiệp
- Xúc động câu chuyện người mẹ rửa chén thuê có con gái giành học bổng du học Mỹ